Độ cứng của "cậu nhỏ" cũng được phân loại, nếu nó thấp hơn mức độ này, bạn nên đặc biệt cảnh giác xem có mắc các bệnh tim mạch và các vấn đề khác hay không.
Độ cương cứng của "cậu nhỏ" không chỉ liên quan đến cảm xúc và hạnh phúc tình dục của một người đàn ông, mà còn liên quan đến sức khỏe thể chất.
Có 4 mức độ cương cứng, nếu xếp vào loại 3 và 4 chú ý đến bệnh tim mạch
Bác sĩ Cheng Weiming, trưởng khoa Tiết niệu, quận Zhongxiao, Bệnh viện thống nhất thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc chỉ ra rằng theo nghiên cứu y khoa, độ cương cứng (EHS, Erection Hardness Score) có thể được chia thành 4 cấp độ.
Cấp độ 1: Như đậu phụ hoặc khoai nưa (khá mềm): Dương vật cương cứng bình thường và trở nên to hơn, tuy nhiên độ cứng vẫn yếu.
Cấp độ 2: Như chuối bóc vỏ (hơi mềm): Dương vật cương cứng bình thường trở nên lớn hơn, độ cứng tăng lên nhưng độ cứng không đủ để thực hiện hành vi quan hệ tình dục bình thường.
Cấp độ 3: Như chuối có vỏ (hơi mềm nhưng vẫn có độ cứng): Dương vật cương cứng bình thường trở nên to hơn, độ cứng cũng có thể dùng để sinh hoạt tình dục bình thường, nhưng không cứng hoàn toàn.
Cấp độ 4: Như dưa chuột (cứng bên trong và bên ngoài): Dương vật cương cứng và to ra bình thường, còn độ cứng hoàn chỉnh, cứng và chắc.
Bác sĩ cho biết, cấp độ số 4 có thể được mô tả là trạng thái tốt nhất cho nam giới, cấp độ số 3 là độ cương cứng mà đàn ông bình thường phải có. Còn nếu rơi vào cấp độ số 1 và 2 có nguy cơ bị liệt dương và những người bị liệt dương có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh về mạch máu.
Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cương cứng
Bác sĩ Cheng Weiming nói rằng nguyên nhân khiến độ cứng cương cứng không đủ và tình trạng liệt dương có thể được chia thành hai loại: tâm lý và bệnh lý.
Tâm lý ảnh hưởng đến độ cứng
Thời gian có thể khiến thể chất thay đổi và khả năng cương cứng của nam giới cũng sẽ suy giảm khi già đi.
Điều đáng chú ý là tâm lý cũng liên quan mật thiết đến khả năng cương cứng, đa số bệnh nhân liệt dương thường có tâm lý nhạy cảm hơn, dễ hồi hộp nên bác sĩ cũng nhắc nhở rằng không chỉ cần cải thiện độ cương cứng mà còn cả cách đối mặt với các vấn đề trong cuộc sống.
Khả năng cương cứng kém có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim
Độ cứng của "cậu nhỏ" có thể phản ánh vấn đề tim mạch. (Ảnh minh họa)
Tình trạng liệt dương do bệnh lý liên quan chủ yếu đến mạch máu, thần kinh, nội tiết tố… đặc biệt là tác động trực tiếp và phổ biến nhất là bệnh tim mạch. Bác sĩ Cheng Weiming giải thích rằng độ dày của mạch máu tim mạch và dương vật là như nhau, nếu có tắc nghẽn ở tim mạch thì các triệu chứng thường không rõ ràng. Một khi các triệu chứng xuất hiện tức là đã xảy ra một vấn đề gì đó, có thể được phản ánh qua độ cứng của "cậu nhỏ".
Vì vậy, những người bị rối loạn cương dương có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim cao hơn người bình thường. Đây là dấu hiệu cảnh báo nhắc nhở những người từ 50 đến 60 tuổi bị liệt dương cần chú ý hơn, nhất là những người mắc bệnh tiểu đường và các bệnh mãn tính.
Chấn thương hệ thần kinh do tai nạn hoặc mắc bệnh lý liên quan đến thần kinh do bệnh tiểu đường gây ra, cũng có thể ảnh hưởng đến độ cương cứng. Và sự thiếu hụt nội tiết tố nam do lão hóa, mãn kinh, nội tiết tố môi trường… cũng là một nguyên nhân phổ biến.
Cải thiện khả năng cương cứng như thế nào?
Bác sĩ Cheng Weiming cho biết mức độ cương cứng có liên quan mật thiết đến sức khỏe thể chất, và nhắc nhở mọi người rằng nếu họ bị rối loạn cương dương, nên đi khám càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân đằng sau, đừng nhắm mắt làm ngơ hoặc chỉ cải thiện chức năng cương dương mà không chú ý tới vấn đề khác.
Nên duy trì một chế độ ăn uống tốt và thói quen tập thể dục hàng ngày. Bác sĩ cũng gợi ý chế độ ăn kiêng Địa Trung Hải rất hữu ích cho việc duy trì tim mạch khỏe. Ngoài ra, nếu bạn duy trì thói quen tập thể dục sẽ giúp bạn duy trì trạng thái cương cứng tốt hơn khi quan hệvà nó cũng có lợi cho hệ tim mạch. Tập tạ có thể làm tăng nội tiết tố nam, nên xen kẽ giữa tập thể dục và tập tạ sẽ giúp tăng độ cương cứng.