Chuyên gia "vạch trần" sai lầm nghiêm trọng của bố mẹ khi bé rối loạn tiêu hóa, biếng ăn

Ngày 15/11/2018 13:00 PM (GMT+7)

Hễ thấy con bị rối loạn tiêu hóa, biếng ăn nhiều vị phụ huynh cho trẻ dùng men tiêu hóa dù không có chỉ định của bác sĩ. Việc tùy tiện dùng kéo dài các chế phẩm này sẽ không tốt cho sức khỏe.

Theo TS. Nguyễn Hòa Anh với 15 năm nghiên cứu công nghệ sinh học phân tử tại Nhật Bản cho biết, hiện nay có rất nhiều người tiêu dùng bị nhầm lẫn giữa men vi sinh và men tiêu hóa, dẫn đến việc sử dụng không đúng lúc, không đúng bệnh gây ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa về sau nhất là đối với sức khỏe của trẻ nhỏ.

Tự ý mua men tiêu hoá cho con lợi bất cập hại

Chị M. H ở Nam Từ Liêm có con gái 4 tuổi. Do từ nhỏ hay ốm đau, sau đợt sốt, ốm bé trở nên lười ăn hơn. Chị H càng cố đút cho con ăn, cô bé càng giãy nảy và nôn hết ra. Xót con gầy gò, xanh xao, chị lại mua ngay hộp men tiêu hóa về cho con dùng với hi vọng con sẽ ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, sau cả tuần ép con uống men, tình trạng biếng ăn của cô bé không những không cải thiện.

Tương tự, thấy cậu con trai 5 tuổi ăn uống kém hay bị táo bón và thấp bé hơn rất nhiều so với các bạn cùng trang lứa, chị L. B (quê Bắc Giang) quyết định cho con dùng men tiêu hóa sau khi nghe quảng cáo về một loại men có tác dụng giúp trẻ ăn ngon và tăng cân.

Theo lời chị B, thời gian đầu dùng men, quả thực, con chị ăn ngon miệng hẳn khiến vợ chồng chị rất mừng. Chị cho con uống 4 hộp và thử dừng thì con chị lại lười ăn y như trước. Lúc này, vợ chồng chị mới tá hỏa đưa con đi khám dinh dưỡng thì được biết, cơ thể cậu bé đã bị phụ thuộc vào men tiêu hóa quá nhiều nên sinh ra “lười” tiết men nội sinh. Điều này rất có hại cho sức khỏe của con sau này.

Theo các bác sĩ khi thấy trẻ bị các bệnh lý về đường tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy hay kém hấp thu, bố mẹ thường cho con uống các loại men tiêu hóa. Thế nhưng, đôi khi chính các bậc phụ huynh lại không hiểu rõ về các loại men cũng như tác dụng thực sự của nó ra sao.

Chuyên gia amp;#34;vạch trầnamp;#34; sai lầm nghiêm trọng của bố mẹ khi bé rối loạn tiêu hóa, biếng ăn - 1

Những bé biếng ăn, còi xương thường thiếu chất đạm để tổng hợp nên các men tiêu hóa. Ảnh: Minh Họa

Nhầm lẫn tai hại giữa men vi sinh và men tiêu hoá

Theo TS. Hòa Anh, hiện  vẫn còn rất nhiều người nhầm lẫn giữa men vi sinh và men tiêu hóa. Nhưng trên thực tế, đây là 2 chế phẩm hoàn toàn khác nhau. Men vi sinh (men vi sinh vật) là loại men có chứa những vi sinh vật có lợi cho đường ruột, có chức năng cân bằng hệ tạp khuẩn ruột, những vi sinh vật có lợi này sẽ giúp bảo vệ đường ruột, làm cho những vi khuẩn có hại sẽ không có khả năng trổi dậy gây bệnh cho cơ thể.

Còn men tiêu hóa là loại men được chính các tuyến trong cơ thể tự tiết ra để tiêu hóa, cắt nhỏ thức ăn và hấp thu thức ăn. Khi thức ăn được đưa xuống dạ dày thì sẽ cần đến những chất men có sẵn trong cơ thể để cắt nhỏ thức ăn thành những phần tử nhỏ để hấp thu vào máu.

Từ máu các chất dinh dưỡng sẽ được di chuyển đến các cơ quan để thực hiện chức năng như: chất đường sẽ cung cấp năng lượng dữ trữ, chất đạm sẽ tạo nên những tế bào cho cơ thể, chất béo để cấu trúc nên màng tế bào, hấp thu vitamin…

Tuy nhiên, dùng men tiêu hóa dài ngày thì lại có tác dụng ngược, khiến các lợi khuẩn đường ruột chết và mật cũng mất khả năng tự tiết ra enzyme tiêu hóa trong ruột do nồng độ enzyme trong ruột (do men tiêu hóa cung cấp) đã quá cao rồi. Cơ thể sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào men tiêu hóa, nếu không dùng là hệ tiêu hóa lại có vấn đề.

Còn men vi sinh (Probiotics) chính là lợi khuẩn có khả năng tiết ra men tiêu hóa tự nhiên. Lợi khuẩn có sẵn trong mỗi người hoặc được bổ sung từ ngoài theo đường ăn uống, không gây tác dụng phụ cho tuyến nội tiết và hệ men vi sinh sẵn có trong cơ thể.

Là một nhà nghiên cứu đã có gần 20 năm làm việc về sinh học phân tử, hóa thực phẩm, TS Hòa Anh cho biết, lợi khuẩn là vi sinh vật vô cùng “yếu ớt, khó chiều”. Chúng sản sinh rất nhanh trong môi trường lý tưởng và được “cho ăn” các chất dinh dưỡng cần. Tuy nhiên, khi tách khỏi môi trường lý tưởng, chúng cũng chết rất nhanh ở môi trường khô, nhiệt độ cao, ánh sáng nhiều. Chúng cũng hoàn toàn không chịu được môi trường acid trong dạ dày.

Vì thế phần lớn lợi khuẩn bổ sung bị chết (có thể lên tới 98%) trước khi đi tới ruột và đại tràng. Do đó, hầu hết việc bổ sung lợi khuẩn thường không đạt được hiệu quả  mong muốn.

Theo TS Hòa Anh, có khoảng 100.000 tỷ vi khuẩn lưu trú trong ruột, trong đó có 85% là lợi khuẩn và 15% vi khuẩn có hại. Khi ruột "bị bệnh" thì vi khuẩn có hại sẽ lấn át lợi khuẩn và gây ra nhiều bệnh đường tiêu hóa. Do đó, để bảo vệ hệ tiêu hóa, cụ thể là hàng chục nghìn tỷ các con lợi khuẩn thì mọi người nên ăn uống lành mạnh, khoa học, đảm bảo vệ sinh thực phẩm, không lạm dụng kháng sinh.  Ts. Hòa Anh nhấn mạnh.

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Rối loạn tiêu hóa có rất nhiều nguyên nhân, đa phần là do vệ sinh kém trong khâu ăn uống hoặc các vi khuẩn, vi rút lây lan xung quanh và các căn bệnh...
Theo Nguyễn Mai
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan