Củ ráy trong đông y có tính hàn, chứa độc, gây ngứa được sử dụng như một bài thuốc có tác dụng chữa trị các loại bệnh như gout, mụn nhọt, nấm, mẩn ngứa,...
Cây có thân dạng bẹ, cao từ 0,5 đến 5m. Lá bản to hình trái tim, mặt lá trên hơi bóng. Một cây có từ 4 đến 5 nhánh thân mọc thành từng khóm. Cây củ ráy cùng họ với cây dọc mùng, khoai nước thường mọc ở ven bờ đất ẩm, ven suối hoặc ao hồ. Cây có củ hình thon giống củ khoai sọ nhưng dài hơn, vỏ ngoài màu nâu sậm, khi cắt đôi bên trong ruột có màu trắng đục, chảy nhựa nếu chạm vào da sẽ rất ngứa, để sử dụng thì phải xử lý rất kỹ.
Theo cabi.org trong củ ráy có chứa các thành phần hóa học: Cholesterol sterol, β-sitosterol, stigmasterol, campesterol và fucosterol và piperidine alkaloids.
Cây củ ráy
Tác dụng chữa bệnh của củ ráy
Củ ráy có tính hàn, vị nhạt được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền tại các quốc gia Đông Nam Á. Ngoài các thành phần hóa học có trong củ ráy, các chất như đường, flavonoid, protein, saponin, glycozit…. Những hợp chất này có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm rất tốt đối với cơ thể. Theo trang cabi.org cho biết, ở Trung Quốc, củ ráy được sử dụng rộng rãi: Điều trị các vấn đề về khớp, cúm, đau đầu, trĩ chảy máu, lao phổi, viêm phế quản và viêm ruột thừa, và được sử dụng như một chất chống viêm.
Ở Hawaii củ được sử dụng để điều trị bỏng và đau dạ dày.
Chiết xuất từ củ ráy và lá cây ráy có tác dụng chống oxy hóa, hạ huyết áp, chống ung thư, chống viêm, gây độc tế bào, giảm đau, kháng khuẩn, chống viêm gan, chống viêm, chống huyết khối, chống tăng huyết áp, nhuận tràng, lợi tiểu.
Một số bài thuốc từ củ ráy chữa bệnh hiệu quả
Củ ráy được sử dụng làm thuốc thường được trồng từ 2 đến 3 năm sẽ được thu hoạch, có thể chế biến tươi hoặc sấy khô
1. Củ ráy chữa bệnh tổ đỉa
Củ ráy tươi gọt vỏ rửa sạch, thái lát mỏng rồi giã nát sau đó cho nước vào đun sôi khoảng 1 đến 1,5 tiếng sau đó để nguội. Lưu ý: Nên đeo bao tay, khẩu trang khi sơ chế
Dùng nước này để bôi vào các vùng da bị tổ đỉa mỗi ngày một đến 2 lần, bôi liên tục trong 1 đến 2 tuần. Tùy vào cơ địa mỗi người, vết ngứa sẽ dần thuyên giảm và se lại, nếu bị dị ứng hoặc bệnh tình không thuyên giảm thì nên dừng lại.
2. Củ ráy chữa bệnh ghẻ
Củ ráy tươi thái lát rồi giã nhỏ sau đó bôi vào các chỗ bị ghẻ sau khoảng 2 đến 3 tiếng thì rửa sạch lại bằng nước.
3. Củ ráy chữa bệnh Gout
300g củ ráy tươi rửa sạch bỏ rễ sau đó thái lát phơi khô lại. Chuối hột 200g thái mỏng phơi khô. Cho củ ráy và chuối hột vào nghiền nhỏ cho vào lọ dùng dần, mỗi lần uống pha 1 thìa cà phê vào nước ấm vào buổi sáng và buổi tối.
Dùng liên tục trong 1 đến 2 tháng bệnh gout sẽ thuyên giảm.
Lưu ý:
Theo đông y, củ ráy hỗ trợ điều trị bệnh gout rất tốt khi kết hợp với chuối hột.
Tùy thuộc cơ địa mỗi người, nếu uống cảm thấy ngứa miệng, nóng, cồn ruột thì nên dừng ngay.
4. Củ ráy chữa trị mụn nhọt, sưng viêm
100g củ ráy tươi, 70g nghệ tươi rửa sạch cho vào cối giã nát sau đó cho vào nồi nấu nhừ, thêm chút dầu vừng vào đun sôi, thêm dầu thông, sáp ong vào khuấy đều để nguội. Cho một chút hỗn hợp vào giấy dán sau đó dán vào chỗ bị mụn nhọt sưng viêm là sẽ khỏi
5. Củ ráy ngâm rượu chữa xương khớp
Củ ráy thái lát, sấy hoặc phơi khô sau đó cho vào ngâm rượu. Khoảng 3 đến 4 tháng là lấy ra uống được, mỗi ngày nên uống 1 chén nhỏ sẽ giúp giãn gân cốt, giảm đau xương khớp, thấp khớp.
6. Củ ráy chữa nấm ngứa kẽ chân
Cho 10 lá trầu không, 6 lá ráy vào nồi nước rồi đun sôi, để nguội sau đó cho chân vào ngâm 30 phút. Thực hiện trong 1 đến 2 tuần, mỗi ngày 1 lần.
7. Củ ráy chữa ong đốt
Khi bị ong đốt, dùng củ ráy tươi thái lát mỏng rồi đắp lên chỗ bị đốt giúp giảm sưng, giảm đau rất nhanh
8. Củ ráy chữa ốm sốt không ra mồ hôi (cảm phong hàn):
Củ ráy tươi thái mỏng cho vào sao vàng rồi cho vào siêu hoặc nồi, cho nước vào đun sôi rồi chắt ra bát uống nóng.
Cách nữa là dùng củ ráy thái lát, chà thử vào mu bàn tay nếu không thấy ngứa rát thì giã nhỏ rồi bọc vào vải màn đánh gió khắp người, một lúc sau thấy người ngứa nóng rồi ra mồ hôi, hôm sau là khỏi hẳn. Dùng găng tay khi giã và thái nếu không sẽ bị ngứa.
Lưu ý: Những bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, quá trình chữa trị bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc thăm khám bệnh tại các cơ sở y tế để điều trị đúng bệnh.
Lưu ý khi sử dụng củ ráy
Chế biến sống nên sử dụng găng tay để tránh bị ngứa rát.
Những thông tin bài thuốc mang tính chất tham khảo theo y học cổ truyền, khi sử dụng tùy từng cơ địa mỗi người, nếu thấy dị ứng cần ngừng ngay lập tức hoặc hỏi ý kiến bác sĩ nếu đang điều trị bệnh khác.
Nhận biết củ ráy với các cây có hình dáng giống tránh nhầm lẫn:
Ngoài tự nhiên nếu chưa biết cây củ ráy sẽ dễ bị nhầm lẫn với cây dọc mùng hoặc cây khoai nước vì nhìn bên ngoài hình dáng cây khá giống nhau. Đã có nhiều trường hợp bị ngộ độc do không phân biệt được đâu là cây ráy đâu là cây dọc mùng. Dưới đây bạn có thể nhận biết qua hình ảnh chi tiết:
Cây ráy lá to, mềm, mặt trên lá bóng mịn, viền lá cong lượn sóng, thân cây có màu xanh, hoa có màu trắng ngà. Còn cây dọc mùng lá nhỏ hơn, không bóng, viền lá không có gợn sóng, thân cây màu xanh có bám phấn trắng.
Phân biệt cây củ ráy với cây dọc mùng
Quả cây ráy và hình dáng củ ráy