Làm sao để uống rượu an toàn?

Ngày 25/06/2013 13:30 PM (GMT+7)

Khoa học đã chứng minh rằng uống nhiều rượu sẽ tổn hại đến hệ thần kinh, hệ nội tiết, đặc biệt là hệ tiêu hóa gan mật.

Ai cũng biết uống nhiều rượu có hại cho sức khỏe. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng uống nhiều rượu sẽ tổn hại đến hệ thần kinh, hệ nội tiết, đặc biệt là hệ tiêu hóa gan mật.

Rượu được hấp thu vào cơ thể như thế nào?

Khi uống rượu, 20% rượu hấp thu tại dạ dày và 80% còn lại hấp thu tại ruột non. Sau 30-60 phút toàn bộ rượu được hấp thu hết. Rượu được chuyển hóa chủ yếu tại gan (90%). Một lượng nhỏ còn nguyên dạng (khoảng 5-10%) thải ra ngoài qua mồ hôi, hơi thở và nước tiểu.

Tuy nhiên, gan chỉ có thể chuyển hóa một lượng rượu vừa phải trong một thời gian ngắn (trung bình khoảng 7g cồn ethylic trong 1 giờ, tương đương 1 ly bia hay 1 chung nhỏ rượu đế). Do vậy, nếu người uống rượu với số lượng nhiều, bị quá chén, thì gan không kịp chuyển hóa nữa. Khi đó rượu sẽ bị ứ lại trong cơ thể và gây hại cho nhiều cơ quan, đặc biệt gan.

Làm sao để uống rượu an toàn? - 1

Người nghiện rượu lâu ngày dễ dẫn đến rối loạn tâm thần, thay đổi tính tình, mất khả năng lao động. (Ảnh minh họa)

Tác hại của rượu!

Tác hại đầu tiên của rượu là có thể gây rối loạn tri giác, lơ mơ hôn mê do ngộ độc rượu cấp. Người nghiện rượu lâu ngày dễ dẫn đến rối loạn tâm thần, thay đổi tính tình, mất khả năng lao động.

Thống kê từ các bệnh viện cho thấy số bệnh nhân phải nhập viện để điều trị viêm gan, xơ gan do uống rượu tăng nhanh trong thời gian gần đây. Rượu là thủ phạm gây xơ gan đứng hàng thứ 2 chỉ sau virus viêm gan B. Viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hoá do rượu cũng chiếm không ít giường bệnh tại khoa tiêu hoá. Ngoài ra, rượu còn làm giảm hấp thu dinh dưỡng gây thiếu máu, suy nhược cơ thể. Các nghiên cứu cũng cho thấy cha hay mẹ nghiện rượu, con cái sẽ có nguy cơ chậm phát triển trí tuệ, khả năng nghiện rượu cao (có khả năng di truyền).

Tuy nhiên, những người thường phải uống rượu bia như các doanh nhân trong các buổi giao tiếp, liên hoan công ty... thì sao? Thấu hiểu điều đó nên Viện Y dược học dân tộc TP.HCM đã nghiên cứu bài thuốc thành phẩm giúp người sử dụng dễ uống mà có hiệu quả cao đã được kiểm chứng lâm sàng, được Công ty cổ phần BV Pharma sản xuất. Sản phẩm có tên Livonic được sản xuất bởi nhà máy dẫn đầu về công nghệ hiện đại, nhà máy đầu tiên đạt chuẩn WHO GMP.

Bài thuốc gồm các thành phần như:

Diệp hạ châu: Có tác dụng trong điều trị sỏi thận, sỏi mật, tăng bài tiết mật, khôi phục chức năng gan và giải độc cơ thể; kháng virus, hỗ trợ điều trị viêm gan cấp, mãn tính...

Làm sao để uống rượu an toàn? - 2

Uống rượu quá nhiều không tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)

Actiso: Gồm có Cynarin, tác dụng lợi mật, tăng lực, kích thích ăn uống, lợi tiểu, chống độc, bảo vệ, nuôi dưỡng và tái tạo gan. Và Polyphenol, làm giảm cholesterol máu. Có tác dụng trị như viêm gan mãn tính, chức năng gan suy giảm, biến chứng viêm thận, người luôn mệt mỏi, miệng đắng, chán ăn, tiểu tiện khó, tiểu nhắt...

Biển súc: Giúp lợi tiểu, lợi mật, hạ áp, kháng khuẩn.

Bìm bìm biếc (kiên ngưu tử): Có tác dụng thông lợi đại tiểu tiện, chữa mụn trứng cá, tàn nhang, sạm da...

Phối hợp 4 vị thuốc trên giúp giải độc, bảo vệ gan, đặc biệt suy giảm chức năng gan do dùng nhiều bia rượu. Ngoài ra, rượu vừa có tác dụng loại trừ mụn, giúp da mịn màng, hồng hào vừa giúp thanh nhiệt, lợi tiểu mà không gây ra tác dụng phụ nào. Người xưa nói “rượu trắng làm đỏ mặt người làm bôi đen danh dự” cũng có ý nói tác hại của rượu vô cùng to lớn, nhưng hiện nay ta làm sao để hạn chế tối đa tác hại của rượu khi phải uống.

Theo Bác sĩ Trọng Tường
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe