Nhờ thường xuyên ăn món "rau trường thọ" này đã góp phần giúp cho 2 nhân vật nổi tiếng trong lịch sử có thể sống lâu hơn người cùng thời.
Trong thời đại y học phát triển như ngày nay, việc sống tới 70, 80 tuổi cũng không phải điều gì đặc biệt. Thế nhưng trong thời xa xưa, khi kỹ thuật y tế còn chưa phát triển, việc một người có thể sống hơn 70 tuổi đã được coi là hiếm, bởi vậy mới có câu nói "Nhân sinh thất thập cổ lai hi" nghĩa là “đời người được bảy mươi năm xưa nay là hiếm có".
Bởi vậy, việc Hoàng đế Càn Long của nhà Thanh dù nổi tiếng phong lưu, đa tình vẫn sống đến 88 tuổi và vị tướng nổi tiếng người Nhật Tokugawa Ieyasu sống đến 75 tuổi có thể nói là vượt xa tuổi thọ trung bình của người bình thường vào thời điểm đó. Vậy lý do nào đã khiến hai nhân vật lịch sử nổi tiếng này có thể sống lâu như vậy? Qua một số tư liệu lịch sử, cả 2 người đều có một điểm chung trong chế độ ăn uống đó là đặc biệt thích ăn cà tím.
Trong khi các vị vua thời phong kiến Trung Quốc thường có tuổi thọ không cao nhưng vua Càn Long lại có thể sống tới gần 90 tuổi. (Ảnh minh họa)
Người xưa ca ngợi cà tím là "món ăn trường thọ của hoàng đế". Ngày nay, khoa học hiện đại cũng đã tìm thấy một số chất dinh dưỡng trong cà tím có thể nói là siêu phẩm chống lão hóa, đồng thời còn có thể giúp kiểm soát huyết áp, hạ đường huyết và ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
Tại sao gọi cà tím là “rau trường thọ”?
Các nghiên cứu khoa học đã tìm thấy trong cà tím có nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe, chống lão hóa, nhờ đó có thể kéo dài tuổi thọ và giúp mọi người sống khỏe mạnh tới già.
- Rutin cải thiện tuần hoàn máu: Theo Đông y, ăn cà tím có thể giúp máu lưu thông thuận lợi. Điều này có thể liên quan đến thực tế là cà tím rất giàu rutin. Rutin là một bioflavonoid, còn được gọi là vitamin P. Các thí nghiệm trên chuột đã phát hiện ra rằng rutin có thể giúp cải thiện lưu thông máu, kiểm soát huyết áp, ngăn ngừa xơ cứng động mạch và thậm chí trì hoãn lão hóa.
- Flavonoid glycoside và anthocyanin giúp chống lại quá trình oxy hóa: Stress oxy hóa quá mức có thể làm hỏng mạch máu, thúc đẩy xơ cứng động mạch và thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư. Kiji Igarashi - Giáo sư danh dự tại Khoa Nông nghiệp của Đại học Yamagata (Nhật Bản) cho biết vỏ cà tím có chứa nasunin và anthocyanin, còn thịt cà tím có chứa axit chlorogen. Những chất polyphenol này có tác dụng chống oxy hóa và có thể chống lại stress oxy hóa trong cơ thể. Bởi vì những chất này có thể đẩy lùi các loại oxy phản ứng một cách hiệu quả nên nó cũng có thể ngăn ngừa sự hình thành các nếp nhăn.
Cà tím là loại rau rẻ nhưng giàu chất chống oxy hóa, được khen ngợi là "rau trường thọ". (Ảnh minh họa)
- Giàu chất xơ, giúp đại tiện và nuôi dưỡng ruột: Cà tím là loại rau có màu tím tiêu biểu. Các chuyên gia cho biết ăn nhiều rau màu tím rất giàu chất xơ có thể làm tăng cảm giác no, ổn định lượng đường trong máu, điều hòa lipid máu và giảm nguy cơ tích tụ mỡ trong cơ thể. Hơn nữa, các loại rau này còn chứa prebiotic, có thể nuôi dưỡng vi khuẩn tốt trong đường ruột giúp đại tiện dễ dàng hơn.
- Giàu kali giúp loại bỏ phù nề và ngăn ngừa huyết áp cao: Chuyên gia dinh dưỡng người Nhật Chihiro Hirota cho biết, hàm lượng kali trong cà tím gấp 1,1 lần dưa chuột và gấp 3,2 lần giá đỗ. Các loại rau có hàm lượng kali cao có thể giúp cơ thể đào thải lượng natri dư thừa và ngăn ngừa cao huyết áp.
Cách ăn cà tím tốt nhất để tránh mất đi dưỡng chất chống lão hóa
Ăn cà tím có thể chống lại quá trình oxy hóa, giúp kéo dài tuổi thọ và chống lão hóa, nhưng ăn thế nào để không lãng phí hết chất dinh dưỡng? Vỏ cà tím khá cứng và không hấp dẫn nên nhiều người sẽ gọt vỏ trước khi nấu. Tuy nhiên, điều này có thể làm lãng phí chất polyphenol chống oxy hóa có trong vỏ cà tím.
Sau đây là một số bí quyết khi nấu và ăn cà tím, nếu áp dụng bạn có thể hấp thụ trọn vẹn chất dinh dưỡng và khỏe mạnh hơn.
- Ăn cả vỏ: Vì hầu hết các glycoside flavonoid của cà tím được tìm thấy trong vỏ, chuyên gia dinh dưỡng Chihiro Hirota khuyên bạn nên ăn cả vỏ. Nếu sợ hóa chất, bạn nên ngâm rửa sạch trước khi dùng.
Ngâm cà tím trong nước quá lâu dễ làm thất thoát dinh dưỡng. (Ảnh minh họa)
- Không ngâm trong nước quá 10 phút: Nhà dinh dưỡng học người Đài Loan Cheng Hanyu từng tổng hợp bảng xếp hạng dư lượng thuốc trừ sâu trong rau quả ở Đài Loan, và cà tím cũng nằm trong danh sách này. Tuy nhiên, theo chuyên gia nhưng không nên rửa cà tím quá kỹ hoặc ngâm lâu trong nước. Đối với những loại rau có cuống như cà tím, ngâm sơ qua rồi rửa sạch, sau đó dùng bàn chải lông mềm quét nhẹ phần dư lượng thuốc bảo vệ thực vật còn sót lại trên vỏ rồi rửa sạch lại. Ngâm trong nước lâu sẽ khiến các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước bị thất thoát.
- Nấu với dầu: Dầu sẽ bao bọc cà tím tạo thành một lớp màng bảo vệ, ngăn chặn sự thất thoát các dưỡng chất chống oxy hóa. Do đó, bạn có thể chiên xào cà tím với dầu hoặc ăn cùng thịt nhưng không nên quá lạm dụng dầu mỡ kẻo tăng thêm calo.
Cà tím xào thịt vừa giúp ăn cơm ngon miệng lại tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng. (Ảnh minh họa)
- 2 trường hợp không nên: Theo Tổ chức Ung thư Đài Loan, cà tím để quá lâu sẽ sản sinh ra solanine, có hại cho cơ thể con người, do đó không nên ăn cà tím bảo quản quá lâu. Ngâm cà tím trong nước lâu sẽ khiến thịt cà tím dễ bị hư hỏng và thối rữa, tốt nhất không nên ăn nữa.