Cải cúc là món rau mà thời Trung Hoa xưa chỉ có Hoàng đế mới được ăn nhưng nay ai cũng có thể mua được. Loại rau này có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng có 2 kiểu người nên tránh.
Cải cúc là loại rau bổ dưỡng không thể thiếu trong mùa đông, thường có nhiều vào tháng 10 đến tháng 4 hàng năm. Loại rau này không chỉ thơm ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao. Cải cúc ngày nay rất phổ biến, ai cũng có thể ăn được nhưng vào thời cổ đại, loại rau này chỉ trong cung mới có và chỉ Hoàng đế mới được thưởng thức.
Theo Đông y, cải cúc vị cay, ngọt, tính mát, có tác dụng giảm các chứng mất ngủ, mộng mị, bứt rứt... đồng thời có thể bổ tỳ ích vị, trừ đờm. Bác sĩ Liu Fuxuan, Bệnh viện trực thuộc Đại học Y Sun Yat-sen (Trung Quốc), đã liệt kê 4 ưu điểm lớn của rau cải cúc:
Vào thời cổ đại, cải cúc chỉ có trong cung mới được sử dụng và chỉ có Hoàng đế mới được thưởng thức. (Ảnh minh họa)
1. Hỗ trợ giảm cân
Rau cải cúc có chứa axit chlorogenic, có thể làm giảm lượng đường trong máu tăng cao sau bữa ăn. Đồng thời nó có đặc tính ít calo, giàu chất xơ, tạo cảm giác no lâu, là một lựa chọn tốt cho việc giảm cân.
2. Chống oxy hóa
Cải cúc có chứa các loại vitamin, flavonoid và caroten, có thể loại bỏ các gốc tự do dư thừa trong cơ thể và giảm tỷ lệ mắc nhiều bệnh.
3. Cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm táo bón
Cải cúc chứa một thành phần gọi là chất diệp lục. Thành phần này bổ sung chức năng tiêu hóa và chống táo bón hiệu quả. Ngoài ra, loại rau này rất giàu chất xơ. Đó là lý do tại sao nó có thể giúp cải thiện tình trạng táo bón, giúp thải độc tố đường ruột và các chất có hại để hệ vi khuẩn đường ruột có thể được duy trì bình thường.
4. Bảo vệ xương và trí nhớ
Rau cải cúc chứa khá nhiều vitamin K. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu hụt vitamin K có liên quan đến bệnh loãng xương, đồng thời vitamin K cũng có thể tăng cường khả năng ghi nhớ của người già.
5. Cải thiện sức khỏe làn da
Cải cúc có chứa chất chống oxy hóa. Ngoài ra, vì rất giàu các loại vitamin khác nhau nên nó có thể có lợi cho quá trình lão hóa da và thải độc tố trên da.
6. Bảo vệ thị lực
Loại rau này chứa nhiều vitamin A rất tốt cho sức khỏe của mắt. Chính vì vậy nó giúp cải thiện hay bảo vệ thị lực. Thêm vào đó, beta-carotene chứa trong cải cúc có tác dụng tốt đối với sức khỏe của mắt trong quá trình hấp thụ vào cơ thể.
Hai kiểu người nên ăn ít hoặc không ăn cải cúc
Cải cúc là một loại rau tương đối phổ biến trong cuộc sống của chúng ta, có hương vị độc đáo và giá trị chữa bệnh nhất định, được nhiều người thích ăn. Dù bổ dưỡng như vậy nhưng có 2 kiểu người nên cố gắng ăn ít hoặc không ăn cải cúc để ảnh hưởng đến sức khỏe.
Người bị tiêu chảy, đau bụng kinh nên hạn chế hoặc không ăn rau cải cúc. (Ảnh minh họa)
1. Tỳ hư tiêu chảy.
Đối với những người tỳ hư, tiêu chảy nên ăn ít hoặc không ăn cải cúc. Cải cúc có tác dụng tiêu hóa thức ăn, ăn ngon miệng, giảm táo bón, chứa nhiều chất xơ. Người bị tiêu chảy do tỳ hư, nếu thường xuyên ăn cải cúc, triệu chứng tiêu chảy sẽ càng trầm trọng, tỳ vị cũng yếu đi.
2. Phụ nữ đau bụng kinh.
Chị em thường xuyên bị đau bụng kinh cũng nên ăn ít hoặc không ăn cải cúc trong những ngày "đèn đỏ". Đau bụng kinh có một phần nguyên nhân do lạnh tử cung, muốn trì hoãn đau bụng kinh phải làm tốt việc giữ ấm tử cung, ít ăn đồ lạnh. Cải cúc là loại rau có tính mát, ăn thường xuyên sẽ làm tình trạng đau bụng kinh thêm trầm trọng.
Lưu ý khi chế biến cải cúc
Các nhà dinh dưỡng học nhắc nhở mọi người rằng lá rau cải cúc rất dễ mang cặn bẩn và dư lượng thuốc trừ sâu, khi vệ sinh nên bóc từng lá một, rửa sạch lá dưới vòi nước chảy nhiều lần rồi vặn thành các khúc vừa ăn. Ngoài ra, không nên nấu rau cải cúc quá lâu tránh để lá rau bị oxy hóa, đổi màu và làm hao hụt dinh dưỡng.
Liu Yili, chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện Tai Adventist, Đài Loan cho biết thêm lá rau cải cúc rất mỏng manh và khó bảo quản, sau khi mua về nhà tốt nhất nên ăn càng sớm càng tốt. Nếu không ăn ngay có thể dùng khăn giấy lau khô lá, sau đó cho vào túi ni lông cất vào tủ lạnh, ăn trong vòng 2 ngày.