Mắc COVID-19 khi mang thai liệu có bị hậu COVID-19 và ảnh hưởng đến em bé khi sinh ra? Đây là vấn đề nhiều thai phụ thắc mắc và bác sĩ Tạ Việt Cường - BV Phụ sản Hà Nội sẽ giải đáp.
Phó giám đốc tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cơ sở 2
Hiện nay có rất nhiều thai phụ mắc COVID-19 với nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Bản thân tôi đang mang thai đã tiêm 2 mũi vắc xin và mắc COVID-19, hiện đã khỏi bệnh. Xin bác sĩ cho biết, sau khi thai phụ khỏi COVID-19 có để lại biến chứng gì trong thai kỳ và khi sinh nở không? Đặc biệt có để lại di chứng lâu dài với mẹ và bé không ạ?
Với các thai phụ sau khi mắc COVID-19 cần phải làm gì, có sự hỗ trợ thế nào để vượt qua di chứng hậu COVID-19?
Xin cảm ơn bác sĩ!
Hiện COVID-19 đã “gõ cửa” hầu hết chúng ta, trong đó có người già, trẻ em và phụ nữ mang thai. Với những người có sức khỏe tốt, đã tiêm vắc xin đầy đủ việc nhiễm COVID-19 hầu như không để lại vấn đề gì quá nghiêm trọng ở thời điểm hiện tại. Tôi muốn nhấn mạnh là chỉ thời điểm hiện tại. Vì bệnh do COVID-19 gây ra còn mới, chưa có nghiên cứu dài hơi và biến chứng có thể xảy ra lâu dài.
Còn đối với nhóm có nguy cơ cao bao gồm người có bệnh mãnh tính, phụ nữ có thai khi đã được tiêm vắc xin thì triệu chứng bệnh nguy kịch của COVID-19 cũng rất hiếm khi xảy ra. Tỷ lệ em bé sơ sinh nhiễm COVID-19 sau sinh cũng rất thấp và các triệu chứng ở trẻ nhỏ thì tỷ lệ biến chứng nguy hiểm chưa được ghi nhận. Dĩ nhiên điều này không có nghĩa chúng ta chủ quan, vì vấn đề sức khỏe rất sẽ rất khó phục hồi khi bị tổn thương nặng nề.
Lời khuyến cáo của ngành y tế cũng như các bác sĩ luôn là hạn chế tối đa tiếp xúc để tránh mắc COVID-19, cùng với đó là tiêm vắc xin đầy đủ, theo khuyến cáo để cơ thể có thể chống lại virus.
Trường hợp phụ nữ mang thai chưa tiêm vắc xin nguy cơ mắc COVID-19 chuyển nặng là rất cao.
Với các di chứng có thể gặp ở phụ nữ mang thai chúng ta chia ra 2 trường hợp. Thứ nhất, với thai phụ đã tiêm vắc xin đầy đủ hoặc mắc COVID-19 mà chỉ ở biến thể nhẹ thì các vấn đề thực thể, những tổn thương thực thể là không đáng kể.
Thứ hai, với những thai phụ chưa tiêm vắc xin hoặc mới tiêm một mũi vắc xin hoặc mới tiêm trong thời gian ngắn đã mắc COVID-19 từ thể trung hình đến nặng, thì hậu COVID-19 tổn thương rõ rất là tổn thương ở phổi, với triệu chứng ho, khó thở, hụt hơi... Đây mới chỉ là các triệu chứng nếu thai phụ đáp ứng với điều trị kháng virus và không chuyển sang thể nặng. Trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 nặng phải thở máy, có thể sẽ gặp các triệu chứng của toàn bộ cơ thể, suy đa phủ tạng…
Đối với tác động đến thai nhi, hiện hầu hết các nghiên cứu đều ghi nhận là không có sự khác biệt về tình trạng bất thường của thai nhi sau nhiễm COVID-19, nhưng thật sự số lượng nghiên cứu còn chưa nhiều, thời gian còn ngắn nên việc này chúng ta cũng cần thận trọng theo dõi.
Ngoài ra, với những trường hợp mắc COVID-19 thể trung bình, nặng (thường liên quan đến chưa tiêm vắc xin) thì các biến động về đông máu, suy giảm chức năng gan thận, phổi… vì vậy cần theo dõi sát tình trạng thai qua khám, siêu âm, theo dõi tim thai và các chỉ số xét nghiệm tùy theo tình hình.
Tiêm vắc xin đầy đủ giúp thai phụ tránh được nhiều biến chứng nặng khi mắc COVID-19. Ảnh: Lê Phương.
Vai trò người thân rất quan trọng
Với người bình thường nhiễm COVID-19 (ở đây xin chỉ nhắc đến những trường hợp có tổn thương từ thể trung bình) cũng gây nhiều vấn đề về sức khỏe, các vấn đề này thường không có thuốc gì có thể giúp phục hồi trở về ban đầu, mà cần có sự cố gắng, bền bỉ, tập phục hồi chức năng hô hấp theo hướng dẫn và phục hồi sức khỏe nói chung.
Với thai phụ thì cần trang bị cho bản thân kiến thức về việc nuôi con, chăm con, nghị lực và lạc quan là vô cùng quan trọng. Với người thân trong gia đình thì cần sự quan tâm, yêu thương đúng cách, cũng như sự động viên, đồng hành, điều này mới chính là "chìa khóa" chiến thắng "giặc Covid".
Với những thai phụ đã tiêm 2 mũi vắc xin rồi hoặc đã mắc COVID-19 rồi thì vẫn cần thiết phải tiêm vắc xin phòng bệnh theo khuyến cáo của ngành y tế.
Tin liên quan
Việc ăn uống và sinh hoạt cân bằng trong dịp Tết Nguyên đán là rất quan trọng để vừa bảo vệ sức khỏe, vừa không bị đảo lộn nhịp sinh học của...
Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19
Mỹ - Biến chủng KP.2, một nhánh con của Omicron, sở hữu hai đột biến đặc biệt giúp lây truyền nhanh, có thể trốn tránh được miễn dịch.