Khi biết tin mắc ung thư, ông Trương rất buồn rầu, sau 1 tháng từ một người đàn ông khỏe mạnh 65kg, ông chỉ còn 45kg.
Ông Trương, 65 tuổi thường xuyên bị đau bụng, có lúc cơn đau rất dữ dội. Sau khi đến bệnh viện khám được chẩn đoán bị ung thư ruột kết và đang di căn sang gan. Nhận tin dữ này ông Trương rất buồn rầu, chỉ sau 1 tháng cân nặng từ 65kg đã giảm xuống còn 45kg. Sau 2 tháng ông đã qua đời, nhanh hơn so với dự kiến của bác sĩ.
Hóa ra nguyên nhân khiến ông Trương qua đời sớm là vì kể từ khi biết tin mắc bệnh, ông cho rằng “họa từ miệng mà ra” nên kiêng khem ăn uống rất kỹ: không ăn thịt, trứng, cá, không ăn đồ dầu mỡ, không ăn thực ăn mặn hay có gia vị, chỉ ăn rau và ăn rất ít, thỉnh thoảng ăn thịt trắng luộc.
Giám đốc Bệnh viện ung thư tỉnh Chiết Giang, Diêu Khánh Hòa cũng cho biết có không ít những trường hợp bệnh nhân bị ung thư sau khi biết tin đã lập tức thay đổi lối sống như ông Trương.
Bác sĩ cũng cho biết trước khi ông Trương qua đời đã từng gặp ông tới bệnh viện khám, khi đó ông cao tầm 1m72, người gầy, mắt trũng sâu, tinh thần rất xấu, giọng nói yếu ớt.
“Bệnh nhân bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng đã khiến cho ung thư tiến triển nhanh chóng, cơ thể không còn chất nuôi dưỡng, không đủ sức để điều trị, vì thế rất khó để đạt được kết quả như mong muốn.” Bác sĩ Diêu chia sẻ.
Vợ ông Trương sau khi chồng qua đời sớm và nghe giải thích từ bác sĩ cũng đã rất hối hận khi đã không khuyên nhủ hay tẩm bổ cho chồng khiến ông mất đi hy vọng sống.
Bệnh nhân ung thư kiêng ăn, bỏ đói là sai lầm
Dữ liệu từ năm 2000 đến 2014, tỷ lệ sống sót trong 5 năm của bệnh nhân ung thư ở Hoa Kỳ là 36% và ở Mỹ là 64%. Lý do cho sự khác biệt này là do việc phát hiện bệnh sớm và sự hỗ trợ từ dinh dưỡng.
Giáo sư Cát Minh Hoa, phó đám đốc Bệnh viện ung bướu tỉnh Chiết Giang cho biết 2/3 bệnh nhân ung thư ở bệnh viện được phát hiện khi đã ở giai đoạn giữa hoặc cuối, có nhiều trường hợp đã di căn rất nghiêm trọng.
Ngoài ra, nhiều người có quan niệm sai lầm: ăn uống càng bổ thì sẽ khiến khối u phát triển nhanh, nên phải kiêng ăn kiêng uống để khối u không phát triển thêm.
Thực tế, chưa có nghiên cứu nào chứng minh cho thấy hiệu quả của việc điều trị ung thư bằng phương pháp nhịn ăn để “bỏ đói khối u”. Thậm chí việc kiêng ăn uống quá mức còn dẫn tới tình trạng dinh dưỡng của toàn cơ thể kém đi, thể lực giảm sút, hệ miễn dịch suy yếu dẫn tới nhiễm trùng, lâu liền vết thương… khiến việc điều trị càng thêm khó khăn.
Vì vậy, bệnh nhân mắc ung thư tuyệt đối không nhịn ăn uống quá mức. Duy trì dinh dưỡng đầy đủ mới là cơ sở nền tảng của việc điều trị.
Người bị ung thư nên duy trì chế độ ăn thế nào?
Chế độ ăn uống sau phẫu thuật: nên ăn thức ăn bán lỏng, chia thành nhiều bữa, nhai chậm. Ăn các thức phẩm giàu chất đạm, sắt, không ăn đồ lạnh, cứng, dầu mờ hay gia vị đậm như cay, mặn, không ăn măng, cần tay và quá nhiều chất xơ thô.
Trong khi hóa trị: trong thời gian hóa trị có thể cảm thấy buồn nôn, bạn có thể ăn thức ăn có tính axit như cà chua, táo gai để giảm triệu chứng. Ăn đồ mềm, ít chết báo, giàu protein và dễ tiêu hóa, hấp thụ.