Sau lần đi chơi xa cùng bạn bè và suýt đi vệ sinh ra quần, người phụ nữ ở Đài Loan đã không dám đi bất cứ đâu vì sợ "tai nạn" có thể xảy ra lần nữa.
Một người phụ nữ 62 tuổi một ngày có thể đi vệ sinh tới 20 lần. Bà đã từng đi du lịch cùng bạn bè và suýt tiểu ra quần khi đang ngồi trên xe. Vì điều này bà rất sợ phải đi ra ngoài hay gặp gỡ bạn bè vì chỉ sợ bất cứ lúc nào cũng có thể khiến đũng quần bị ướt.
Sau đó, vì tình trạng này diễn ra thường xuyên, vào cả ban đêm nên con gái bà đã phải đưa bà tới bệnh viện. Kết quả khám cho thấy bà bị bệnh bàng quang hoạt động quá mức. Sau đó bà được điều trị bằng tiêm boxto nên tình trạng cũng đã dần được cải thiện.
“Tiểu không tự chủ là bệnh phụ nữ rất cần được quan tâm”, Lin Zhijia, tổng thư ký Hiệp hội tiết niệu Đài Loan, bác sĩ Khoa tiết niệu Đài Bắc cho hay những bệnh nhân mắc bệnh bàng quang hoạt động quá mức chủ yếu xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi 60-70 tuổi.
Các cơn co thắt bàng quang quá nhiều và dần dần khiến cho lực co bóp không đủ, do đó nước tiểu không thể đẩy sạch ra ngoài và luôn có tình trạng buồn tiểu..
Theo định nghĩa của Hiệp hội quốc tế về tiểu không tự chủ năm 2002, nếu thường xuyên đi tiểu hoặc tiểu đêm thường xuyên mà không có dấu hiệu nhiễm trùng, khối u và các bệnh khác, rất có thể do bàng quang hoạt động quá mức, và kết quả là tiểu không tự chủ
Chia sẻ về trường hợp của người phụ nữ trên, bác sĩ Lin Zhijie cũng cho biết người phụ nữ có tần suất đi vệ sinh gấp đôi người bình thường nhưng lượng nước tiểu mỗi lần lại rất ít, chỉ khoảng 100c.c, ít hơn một nửa lượng nước tiểu bình thường. May mắn thay, sau khi áp dụng botox để tăng lực co bóp của bàng quang, lượng nước tiểu của người phụ nữ đã tăng lên 200c.c., số lần đi tiểu cũng giảm đi rất nhiều.
Bàng quang hoạt động quá mức là gì?
Bàng quang hoạt động quá mức là vấn đề liên quan đến chức năng dự trữ của bàng quang gây ra đi tiểu gấp đột ngột. Tiểu gấp dẫn đến khó khăn trong việc nín tiểu và bàng quang hoạt động quá mức có thể dẫn đến tiểu không tự chủ.
Nếu bàng quang hoạt động quá mức, bạn có thể gặp phải các tình trạng như:
- Cần đi tiểu gấp, đột ngột và khó kiểm soát;
- Có nước tiểu ra ngay lập tức, không thể tự chủ chỉ ngay sau khi mắc tiểu;
- Đi tiểu thường xuyên, thường từ 8 tiếng hoặc nhiều hơn trong 24 giờ;
- Thức giấc hai hay nhiều lần trong đêm để đi tiểu.
Mặc dù bạn có thể vào nhà vệ sinh khi mắc tiểu nhưng việc tiểu tiện thường xuyên bất ngờ và đi tiểu ban đêm,có thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh bàng quang hoạt động quá mức. Nhiều người bị suy giảm nhận thức, ví dụ sau một cơn đột quỵ hoặc bệnh Alzheimer, cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Một số người mắc bệnh bàng quang hoạt động quá mức cũng có vấn đề về kiểm soát đường ruột. Bạn nên nói với bác sĩ nếu có các vấn đề này.
Điều trị chứng tiểu không tự chủ như thế nào?
Bác sĩ có thể sẽ kết hợp các phương pháp điều trị để làm giảm các triệu chứng bệnh, bao gồm: can thiệp hành vi (tập cơ sàn chậu, uống đủ nước,...); dùng thuốc giãn bàng quang; điều chỉnh các xung thần kinh bàng quang có thể cải thiện triệu chứng bàng quang hoạt động quá mức; phẫu thuật để điều trị chỉ dành cho những người có triệu chứng nặng không đáp ứng với các điều trị khác.