Nhiệt miệng là chấn thương mà ai cũng từng mắc phải gây khó chịu cho người bệnh, để vết thương mau lành, bạn có thể áp dụng một vài phương pháp tự nhiên dưới đây.
Các nhà khoa học cho biết các vết loét có màu trắng và tròn, bọc xung quanh là một vòng đỏ là những chấn thương nhỏ do ăn quá nhiều chất kích thích, căng thẳng, thiếu hụt dinh dưỡng, dị ứng. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân là do thay đổi nội tiết tố, tiền sử gia đình, hệ thống miễn dịch yếu...
Trang Mayo Clinic chỉ ra một vài phương pháp tự nhiên dễ làm như sau:
1. Sữa magiê
Có thể dùng sữa magiê hoặc magiê hydroxide để súc miệng hay dùng tăm bông bôi vào vết lở. Sữa magiê hoặc magiê hydroxide không chỉ được xem như một giải pháp cho chứng ợ nóng và táo bón, mà còn giúp làm lành các vết lở trong miệng.
Có thể dùng sữa magiê hoặc magiê hydroxide để súc miệng hay dùng tăm bông bôi vào vết lở.
(ảnh minh họa)
Nhiều bằng chứng cho thấy, sữa magiê có tác dụng như baking soda, có tính kiềm trung hòa axit, tạo màng mỏng bao quanh vết lở giúp tạm thời bớt kích ứng.
2. Thay đổi kem đánh răng
Kem đánh răng có chứa sodium lauryl sulfate - một chất tạo bọt có thể gây lở miệng ở một số người. Nếu thấy vết lở ngày càng to và lâu lành, nên chuyển sang một loại kem đánh răng khác.
Tránh sử dụng các loại nước súc miệng có chứa cồn vì cồn hoạt động như chất khử nước. Ngoài ra, sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm để tránh gây viêm loét nặng.
3. Súc miệng bằng nước muối
4. Súc miệng bằng hydro peroxide
Hydrogen peroxide là một chất khử trùng, vì vậy nó có thể làm sạch vết loét, từ đó giúp vết loét mau lành. Không như nước muối, hydrogen peroxide không gây đau rát và có thể giúp giảm đau tạm thời.
5. Kiêng các loại thực phẩm có tính axit và đường
Các vết loét sẽ trở nên trầm trọng và tạo cảm giác nóng rát nếu tiếp xúc với Axit, điều này cũng khiến vết thương lâu lành hơn. Ngoài ra, các vi khuẩn trong miệng cũng biến đường thành axit không chỉ gây sâu răng mà còn khiến tình trạng lở miệng xấu đi.
6. Dùng mật ong
Mật ong có dược tính nên giúp vết loét mau lành. Nên thoa một thời gian cho đến khi vết loét hết hẳn. (Ảnh minh họa)
7. Thoa gel lô hội (nha đam)
Thoa gel lô hội (nha đam) lên khu vực bị ảnh hưởng có tác dụng đẩy lùi vết loét. Bạn chỉ việc cắt lá lô hội, sau đó lấy gel thoa lên vết lở.