Nhiệt miệng nên ăn gì để mau khỏi?

Ngày 27/11/2019 17:00 PM (GMT+7)

Nhiệt miệng là một tình trạng viêm loét xảy ra phổ biến ở mọi lứa tuổi. Vậy nhiệt miệng nên ăn gì, nên kiêng gì và điều trị ra sao?

Tổng quan về nhiệt miệng

Nhiệt miệng, còn được gọi là lở miệng, là những tổn thương nhỏ, nông phát triển trên các mô mềm trong miệng hoặc ở đáy nướu. Không giống như giời leo, nhiệt miệng không xuất hiện trên bề mặt môi và cũng không gây truyền nhiễm. Nhiệt miệng khiến người bệnh chịu nhiều đau đớn, làm cho việc nói chuyện và ăn uống trở nên khó khăn.

Hầu hết các vết loét đều tự hết sau một hoặc hai tuần. Kiểm tra với bác sĩ hoặc nha sĩ nếu bạn có vết loét lớn, đau bất thường hoặc vết loét lâu không lành.

Để điều trị tình trạng này, chúng ta cần biết nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng gì, đồng thời thay đổi một số thói quen vệ sinh răng miệng để bệnh nhanh khỏi hơn.

Nhiệt miệng nên ăn gì để mau khỏi? - 1

Nhiệt miệng nên ăn gì? Nên kiêng gì?

Nguyên nhân của nhiệt miệng

Nguyên nhân chính xác của nhiệt miệng vẫn chưa rõ ràng, mặc dù các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng sự kết hợp của các yếu tố góp phần gây ra dịch bệnh, ngay cả trong cùng một người.

Các tác nhân có thể gây ra cho vết loét bao gồm:

- Một vết thương nhỏ ở miệng do đánh răng mạnh, vô tình cắn trúng, tai nạn khi làm nha khoa, ...

- Kem đánh răng và nước súc miệng có chứa natri lauryl sulfate

- Nhạy cảm với thực phẩm, đặc biệt là sô cô la, cà phê, dâu tây, trứng, các loại hạt, phô mai, thực phẩm cay hoặc axit

- Chế độ ăn thiếu vitamin B-12, kẽm, folate (axit folic) hoặc sắt

- Dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng của bạn

- Helicobacter pylori, cùng loại vi khuẩn gây loét dạ dày

- Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt

- Căng thẳng 

Nhiệt miệng  cũng có thể xảy ra do một số bệnh, chẳng hạn như:

- Bệnh celiac, một loại rối loạn đường ruột nghiêm trọng do nhạy cảm với gluten - một loại protein có trong hầu hết các loại ngũ cốc

- Các bệnh viêm đường ruột, như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng

- Bệnh Behcet, một rối loạn hiếm gặp gây viêm khắp cơ thể, bao gồm cả miệng

- HIV / AIDS là một trong những nguyên nhân gây nhiệt miệng, do chúng ức chế hệ thống miễn dịch

Điều trị nhiệt miệng

Các vết nhiệt miệng nhỏ thường không cần điều trị vẫn sẽ tự khỏi sau một hoặc hai tuần. Tuy nhiên, đối với các vết loét lớn, dai dẳng hoặc đau bất thường, bạn có thể tham khảo các lựa chọn dưới đây:

Sử dụng thuốc

- Nước súc miệng: Thuốc súc miệng có chứa steroid dexamethasone (dek-suh-METH-uh-sown) để giảm đau, viêm hoặc capocaine để giảm đau thường được dùng để điều trị nhiệt miệng.

- Thuốc bôi đặc trị:  Các sản phẩm không kê đơn và kê đơn (bao gồm kem, gel hoặc thuốc nước) giúp giảm đau và tăng tốc độ chữa lành nếu áp dụng cho các vết loét ngay khi chúng xuất hiện. Một số sản phẩm có hoạt chất như Benzocaine (Anbesol, Kank-A, Orabase, Zilactin-B), Fluocinonide (Lidex, Vanos), Hydrogen peroxide (Orajel Sore Rinse, Peroxyl), ...

- Thuốc uống: Các loại thuốc này thường không được dùng riêng cho nhiệt miệng do chúng hay có những tác dụng phụ, nhưng vẫn được sử dụng khi các phương pháp khác không hiệu quả, ví dụ như Carafate

Thay đổi lối sống

- Lựa chọn thực phẩm phù hợp: Tránh những thực phẩm có khả năng gây kích ứng miệng, ví dụ như trái cây có tính axit, một số loại gia vị, các loại hạt, ... Và chọn thực phẩm lành mạnh, giúp ngăn ngừa thiếu hụt dinh dưỡng. Hãy ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc.

- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Đánh răng thường xuyên sau bữa ăn và dùng chỉ nha khoa giữ cho miệng sạch sẽ và hạn chế các yếu tố gây loét. Sử dụng bàn chải mềm để giúp ngăn ngừa kích ứng cho các mô miệng mỏng manh, tránh kem đánh răng và nước súc miệng có chứa natri lauryl sulfate.

- Bảo vệ miệng: Nếu bạn có niềng răng hoặc các thiết bị nha khoa khác, hãy hỏi nha sĩ về các loại sáp chỉnh nha để che đi các cạnh sắc nhọn.

- Giảm căng thẳng: Nếu vết loét của bạn có vẻ liên quan đến căng thẳng, hãy tìm hiểu và sử dụng các kỹ thuật giảm căng thẳng, chẳng hạn như thiền hoặc tập yoga.

Nhiệt miệng nên ăn gì để mau khỏi? - 2

Thực phẩm đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị nhiệt miệng.

Chế độ ăn uống

Nhiệt miệng nên ăn gì?

Những món ăn cho người bị nhiệt miệng được các chuyên gia sức khoẻ khuyến nghị bao gồm:

- Trà đen: Trà đen có chứa chất tannin, rất hiệu quả trong việc giảm đau do nhiệt. Bạn có thể uống hoặc đắt túi trà đen lên vết nhiệt miệng.

- Sữa chua: Trong sữa chua có một loại lợi khuẩn tên lactobacillus acidophilus, giúp chống lại các vi khuẩn có hại trong miệng và giảm thiểu tình trạng viêm loét. Ăn sữa chua hoặc dùng thực phẩm này đắp lên vết loét là cách điều trị nhiệt miệng hiệu quả.

- Giấm táo: Giẩm táo pha với nước ấm tỉ lệ 1:1 dùng để súc miệng giúp nhanh chóng làm lành các vết loét ở miệng. Đó là vì nó có chữa axit acetic với khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại, đồng thời gia tăng các vi khuẩn có lợi.

- Cà rốt: Cà rốt có chứa một chất beta-carotene - một chất chữa loét hiệu quả. Uống nước ép cà rốt kèm các loại rau khác như rau chân vịt, cần tây, ... giúp bạn nhanh chóng khỏi nhiệt miệng. 

- Khổ qua, rau ngót: Loại quả này nổi tiếng với khả năng thanh nhiệt, giải độc, vậy nên khi băn khoăn nhiệt miệng nên ăn gì, thì bạn nên chọn khổ qua.

Nhiệt miệng không nên ăn gì?

Nhiều người thắc mắc bên cạnh việc nhiệt miệng nên ăn gì, thì bị nhiệt miệng nên kiêng gì không. Dưới đây là những thực phẩm người bị nhiệt miệng nên kiêng:

- Cà phê: Cà phê có chứa axit salicylic, gây kích ứng các mô nhạy cảm trong miệng, từ đó làm loét và nhiệt miệng.

- Chocolate: Nhiều người bị dị ứng với cacao trong chocolate, nên thưởng bị nhiệt miệng sau khi ăn loại thực phẩm này. 

- Thức ăn cay: Thực phẩm cay nóng, chứa nhiều gia vị như tỏi, ớt dễ dàng gây ra nhiệt miệng. Nếu bạn băn khoăn nhiệt miệng nên ăn gì, thì nên cắt giảm gia vị cay.

- Thực phẩm chứa gluten: Đây là một loại thực phẩm cần tránh nếu bạn mắc bệnh Celiac.

- Các loại nước ngọt: Nước ngọt thường chứa nhiều siro, axit photphoric cũng như các loại axit khác, dễ dàng gây ra viêm loét và làm tình trạng nhiệt miệng trở nên tệ hơn.

Cách trị lở miệng không cần dùng thuốc
Lở miệng là tình trạng nhiều người thường hay gặp trong cuộc sống. Lở miệng tuy không quá nguy hiểm nhưng gây phiền toái cho việc ăn uống. Vậy làm thế...
Hoàng Lan (Dịch từ Mayo Clinic)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh nhiệt miệng