Những điều chị em nhất định phải biết về bệnh viêm nhiễm nấm phụ khoa

Ngày 11/03/2018 19:58 PM (GMT+7)

Một âm đạo bị nhiễm trùng chỉ cần điều trị trong vòng vài ngày là đã có thể giảm hầu hết các triệu chứng. Đối với các trường hợp nghiêm trọng hơn thì sẽ mất đến 2 tuần để hoàn toàn khỏe mạnh trở lại.

Những điều chị em nhất định phải biết về bệnh viêm nhiễm nấm phụ khoa - 1

NẤM PHỤ KHOA LÀ BỆNH GÌ?

Bệnh nấm phụ khoa hay còn gọi là bệnh nấm candida, là một tình trạng phổ biến xảy ra ở phụ nữ. Một âm đạo bình thường và khỏe mạnh vẫn sẽ có vi khuẩn và một số tế bào nấm men. Nhưng khi sự cân bằng của vi khuẩn và nấm men thay đổi, các tế bào nấm có thể nhân lên gấp bội, gây ra ngứa dữ dội, sưng tấy và kích ứng.

Một âm đạo bị nhiễm trùng chỉ cần điều trị trong vòng vài ngày đã có thể giảm hầu hết các triệu chứng. Đối với các trường hợp nghiêm trọng hơn thì sẽ mất đến 2 tuần để hoàn toàn khỏe mạnh trở lại.

Nhiễm nấm phụ khoa không được coi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. Bởi mặc dù nó có thể lây lan qua đường tình dục, nhưng những phụ nữ không hoạt động tình dục cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Một khi bạn bị nhiễm nấm âm đạo, rất có thể bạn sẽ mắc lại lần thứ hai trong tương lai.

Những điều chị em nhất định phải biết về bệnh viêm nhiễm nấm phụ khoa - 2

NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?

Nấm candida là một vi sinh vật tự nhiên sinh sống trong âm đạo. Vi khuẩn lactobacillus kiểm soát sự phát triển của loại nấm này. Nhưng một khi sự mất cân bằng trong âm đạo xảy ra, các vi khuẩn này sẽ không hoạt động hiệu quả, từ đó dẫn đến sự gia tăng của nấm men, gây ra các triệu chứng nhiễm trùng âm đạo.

Một số yếu tố gây ra sự mất cân bằng đó:

- Kháng sinh (làm giảm lượng lactobacillus và vi khuẩn tốt trong âm đạo);

- Mang thai;

- Tiểu đường không kiểm soát;

- Hệ miễn dịch yếu kém;

- Thói quen ăn uống không lành mạnh, bao gồm nhiều đường;

- Mất cân bằng hooc môn tạo ra chu kì kinh nguyệt;

- Stress;

- Thiếu ngủ.

DẤU HIỆU BỆNH NẤM PHỤ KHOA

Nhiễm nấm phụ khoa có một tập hợp các triệu chứng chung, chẳng hạn như:

- Ngứa âm đạo;

- Sưng quanh âm đạo;

- Đau, rát trong khi đi tiểu hoặc đau khi quan hệ tình dục;

- Mẩn đỏ khu vực âm đạo;

- Phát ban.

ĐIỀU TRỊ BỆNH NẤM PHỤ KHOA

Các phương pháp điều trị thường được xác định dựa trên mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Có hai mức độ nhiễm nấm phụ khoa khác nhau:

Nhiễm nấm không có biến chứng

Đối với các trường hợp nhiễm nấm phụ khoa không có biến chứng, bác sĩ sẽ thường kê một chế độ thuốc chống nấm gồm có thuốc mỡ, thuốc viên, thuốc đặt vùng kín. Những loại thuốc này có thể tự mua hoặc theo đơn của bác sĩ. Các loại thuốc thông thường bao gồm:

- Butoconazole (Gynazole);

- Minconazole (Iotrimin);

- Monistat;

- Terconazole (Tearazol);

- Fluconazole (Diflucan);

Phụ nữ bị nhiễm nấm phụ khoa không quá nghiêm trọng nên thường xuyên khám lại để đảm bảo rằng thuốc có hiệu quả. Việc theo dõi cũng sẽ là cần thiết nếu triệu chứng của bạn quay trở lại trong vòng 2 tháng.  

Những điều chị em nhất định phải biết về bệnh viêm nhiễm nấm phụ khoa - 3

Nhiễm nấm có biến chứng

Dưới đây là các trường hợp được coi là nhiễm nẫm có biến chứng:

- Đỏ da, sưng và ngứa nghiêm trọng dẫn đến xước, rách hoặc loét các mô âm đạo;

- Có hơn 4 lần nhiễm nấm trong 1 năm;

- Nhiễm nấm phụ khoa khi đang mang thai;

- Hệ thống miễn dịch yếu do thuốc men;

- Tiểu đường;

- Có HIV dương tính.

Các phương pháp điều trị thường thấy khi bị nhiễm nấm phụ khoa nặng:

- Bôi kem 14 ngày, thuốc mỡ, viên nén, thuốc đặt âm đạo;

- 2 hoặc 3 liều fluconaole (Diflucan);

- Đơn thuốc fluconazole (Diflucan) dài hạn, dùng mỗi tuần một lần trong 6 tuần hoặc sử dụng thuốc kháng nấm tại chỗ lâu dài.

Nếu bệnh nhiễm nấm phụ khoa của bạn xảy ra định kì, bạn có thể kiểm tra xem đối tượng quan hệ có bị nhiễm nấm hay không. Hãy nhớ sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục nếu bạn nghi ngờ nửa kia nhiễm nấm.

Ngoài sử dụng thuốc, bạn có thể điều trị bệnh nhiễm nấm phụ khoa với các biện pháp đơn giản hơn từ tự nhiên hoặc một số thực phẩm bao gồm :

- Dầu dừa;

- Kem dầu trà;

- Tỏi;

- Thuốc tẩy boric axit;

- Sữa chua (ăn trực tiếp hoặc sử dụng như các loại kem bôi).

Luôn luôn đảm bảo rằng tay bạn sạch sẽ trước khi sử dụng kem hoặc dầu ở vị trí âm đạo. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thử các biện pháp này, bởi một số loại thảo mộc khi kết hợp với thuốc bạn đang sử dụng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

NGĂN NGỪA BỆNH NẤM PHỤ KHOA

NÊN

- Chế độ ăn uống hợp lí;

- Ăn sữa chua và bổ sung chất lactobacillus;

- Mặc đồ lót làm từ các sợi tự nhiên như bông, lanh, hoặc tơ tằm;

- Giặt đồ lót bằng nước nóng;

- Thay băng vệ sinh thường xuyên;

Những điều chị em nhất định phải biết về bệnh viêm nhiễm nấm phụ khoa - 4

KHÔNG NÊN

- Mặc quần bó sát;

- Sử dụng băng vệ sinh có mùi hương;

- Ngồi lâu khi quần áo ướt, đặc biệt là với đồ bơi;

- Ngồi trong bồn nước nóng thường xuyên;

- Vệ sinh vùng kín bằng vòi nước;

Thông thường, bạn sẽ nhận ra chính xác nguyên nhân nào gây ra bệnh nhiễm nấm men sau 1-2 lần mắc phải. Ví dụ, một số phụ nữ bị các chứng nhiễm trùng mỗi khi dùng kháng sinh. Bằng cách phát hiện ra các yếu tố có nguy cơ gây bệnh, tự bản thân bạn có thể ngăn ngừa nhiễm trùng trong tương lai.

Phụ nữ cần nắm chắc kiến thức về buồng trứng đa nang nếu không muốn bị vô sinh
Nhiều phụ nữ mắc bệnh buồng trứng đa nang mà hoàn toàn không hay biết. Trong một nghiên cứu vào năm 2015, có đến 70% phụ nữ bị bệnh này mà không được...
Hoàng Lan ( Dịch từ Healthline )
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan