Mật ong được xem là một trong những thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe nhất. Nhưng không phải ai cũng có thể dùng được mật ong.
Mật ong ngọt ngào, thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng, có thể cung cấp cho cơ thể hơn 60 loại glucose, vô cơ và hữu cơ, fructose, các enzyme giá trị, protein, và 18 loại axit amin khác.
Theo y học hiện đại, ngoài tác dụng điều trị bỏng, tê cóng và làm ẩm da, mật ong còn có vai trò rất tốt trong việc điều trị gan, lá lách, thận, phổi, ruột và các cơ quan khác.
Tuy nhiên, với những đối tượng sau, tuyệt đối không nên dùng mật ong:
Trẻ em dưới 1 tuổi
Theo báo Lao động, mật ong thường được nhiều bà mẹ tin dùng làm gia vị thêm nếm vào thực đơn hàng ngày của trẻ. Nó còn được ví như thần dược để chữa đau họng. Vì thế nhiều bà mẹ thường cho trẻ uống mật ong để trị và phòng ngừa ho cho trẻ. Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng trẻ em dưới 1 tuổi không được uống mật ong. Mật ong trong quá trình pha chế, vận chuyển, dễ bị ô nhiễm botulinum. Các bào tử Clostridium botulinum vẫn thích nghi và có thể tồn tại trong nhiệt độ 100 độ C.
Chức năng tiêu hóa của trẻ sơ sinh yếu, chức năng giải độc gan cũng chưa hoàn chỉnh, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, botulinum dễ dàng xâm nhập vào thành ruột, kết hợp với một số chất tạo ra độc tố, gây ngộ độc.
Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hơn một tuổi vẫn nên cẩn thận khi uống mật ong và người lớn nên kiểm soát lượng tiêu thụ mật ong thích hợp.
Người vừa mới phẫu thuật
Người mới phẫu thuật mất máu nhiều, cơ thể rất yếu, nếu hấp thụ quá nhiều chất bổ, dễ làm cho gan chướng, nghẽn khí, gây chảy máu ngũ quan. Với người mới phẫu thuật, mật ong thật sự là một thực phẩm bổ dưỡng bởi có nhiều dưỡng chất nên hay được sử dụng để bồi bổ cơ thể nhưng không nên dùng cho người mới phẫu thuật dậy.
Bởi lúc này cơ thể còn yếu, nếu hấp thụ quá nhiều chất dinh dưỡng sẽ khiến cơ thể không kịp thích nghi gây ra các biến chứng như nghẽn khí, chảy máu trong các nội tạng.
Bệnh nhân tiểu đường
Trong 100g carbohydrate mật on có chứa: khoảng 35g, 40g đường fructose, khoảng 2 g sucrose và khoảng 1 g dextrin.
Glucose và fructose là loại đường đơn giản, có thể được hấp thu trực tiếp vào máu. Trong khi đó đường sucrose và dextrin sau khi thủy phân có thể được hấp thụ vào trong ruột dễ dàng mà không cần tiêu hóa. Do đó, những người có bệnh tiểu đường tuyệt đối không dùng mật ong làm gia tăng lượng đường trong máu.
Bệnh nhân xơ gan
Theo Giáo dục Việt Nam, Nói chung, bệnh nhân viêm gan B rất thích hợp để uống mật ong, vì monosaccharide trong mật ong có thể làm giảm gánh nặng cho gan, nhưng ở bệnh nhân xơ gan không uống rượu mật ong, bởi vì nó sẽ làm trầm trọng các triệu chứng của bệnh này.
Người bị bệnh huyết áp thấp
Trong mật ong chứa một chất giống như là Acetylcholine, có tác dụng giảm huyết áp. Do đó, những người có mức đường huyết thấp tuyệt đối không sử dụng mật ong bởi uống mật ong dễ gặp biến chứng.
Một số lưu ý khi bảo quản mật ong
- Khi mật ong xuất hiện các bọt khí thì không nên để lâu. Trong mật ong có một lượng đường khá lớn nên nó có tính hút nước. Do sơ suất trong bảo quản, lượng nước trong mật ong tăng lên, nếu vượt quá 20% thì làm cho nấm men phát triển nhanh và phân giải các thành phần dinh dưỡng của mật khiến mật bị biến chất. Bọt khí xuất hiện là một dấu hiệu chứng tỏ sự biến chất này. Mật tuy không phải là hỏng hẳn nhưng sẽ không giữ được lâu.
- Không bảo quản mật ong trong các đồ đựng bằng kim loại, vì trong mật ong có acid hữu cơ và đường, dưới tác dụng của men, một phần các chất này biến thành acid etylenic. Chất này ăn mòn lớp ngoài kim loại và làm tăng thêm hàm lượng kim loại trong mật ong, làm mật biến chất. Thành phần dinh dưỡng của mật ong bị phá hoại, người dùng dễ trúng độc với các biểu hiện lợm giọng, nôn mửa…