Bữa sáng đặc biệt quan trọng với sức khỏe của mỗi người nhưng nếu mắc phải những thói quen sai lầm sau sẽ chỉ khiến bạn mãi mệt mỏi, thiếu sức sống.
1. Thêm quá nhiều đường, sữa vào cà phê
1 tách cà phê buổi sáng rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu thêm quá nhiều đường, sữa đặc hoặc kem vào trong đó sẽ làm tăng nguy cơ bị thừa cân, béo phì, bệnh tiểu đường,…
2. Uống nước ngọt đóng chai, nước ngọt có gas
Nếu bạn không phải là tín đồ của cà phê thì trà xanh là lựa chọn hoàn hảo. Tuy nhiên, những loại nước ngọt đóng chai lại không phải gợi ý tốt cho sức khỏe vì chúng thường chứa rất nhiều đường.
3. Ăn quá nhiều muối
Nên hạn chế việc sử dụng các loại thực phẩm nhiều muối cho bữa sáng như thịt xông khói, xúc xích,… Cách tốt nhất bạn nên tự chuẩn bị bữa sáng ở nhà từ những nguyên liệu tươi ngon để đảm bảo việc cân đối hàm lượng các chất dinh dưỡng bên trong.
4. Bỏ bữa sáng
Bỏ qua bữa sáng chính là nguyên nhân khiến bạn ăn quá nhiều vào bữa sau, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và các vấn đề sức khỏe khác.
5. Ăn quá nhiều chất xơ
Chất xơ rất quan trọng đối với sức khỏe, tuy nhiên nếu ăn quá liều lượng vào bữa sáng sẽ khiến ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
6. Chỉ ăn khi quá đói
Ăn sáng cần được tạo lập thành thói quen cố định thay vì bạn chỉ đáp ứng cơ thể khi cảm thấy đói bằng cách ăn tạm những gì mình có. Điều này cũng chính là nguyên nhân khiến bạn sẽ ăn quá nhiều cho bữa sáng, điều này không hề tốt cho sức khỏe.
7. Ăn sáng khi xem tivi
Không chỉ bữa sáng, bạn cần bỏ thói quen vừa ăn vừa xem tivi trong mọi khoảng thời gian trong ngày. Xem tivi sẽ khiến bạn mất tập trung trong việc kiểm soát số lượng và đánh giá hương vị của thực phẩm. Nên có thói quen nhai kỹ, ăn chậm và tập trung.
8. Không uống nước vào bữa sáng
Uống đủ nước, đặc biệt là khi vừa thức dậy giúp đào thải các chất tích tụ trong ruột già, góp phần tác động tích cực quá trình trao đổi chất của cơ thể. Ngoài ra, việc bổ sung không đủ nước khiến cơ thể dễ bị mất nước, giảm khả năng đốt cháy lượng mỡ thừa,…
9. Sử dụng quá nhiều các sản phẩm từ sữa
Hầu hết mọi người đều yêu thích sử dụng các thực phẩm như pho mát, sữa chua, sữa tươi,… vào bữa sáng. Tuy nhiên, nên sử dụng xen kẽ với hàm lượng vừa phải các món ăn này để tránh bị tăng cân khó kiểm soát cũng như nhiều vấn đề sức khỏe khác.
10. Ăn ngũ cốc chế biến sẵn hằng ngày
Thực chất các loại ngũ cốc đóng hộp đều bổ sung các thành phần như bột mì, muối, hương vị nhân tạo cũng như các chất bảo quản. Bởi vậy, ăn quá thường xuyên loại thực phẩm này có thể gây ra những vấn đề tới sức khỏe.
11. Chỉ uống cà phê cho bữa sáng
Nhiều người cho rằng “ăn sáng” bằng việc thưởng thức 1 ly cà phê là đủ. Bữa sáng bạn cần được nạp năng lượng chứ không phải caffeine.
12. Không ăn rau củ quả cho bữa sáng
Nhiều người mặc định thực đơn cho bữa sáng gói gọn trong những thực phẩm như: sữa, trứng, bánh mì, thịt xông khói, ngũ cốc,… trong khi ít nhắc đến các loại rau củ quả. Đây là nhóm thực phẩm đảm bảo cung cấp 1 bữa sáng lành mạnh, rất giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, chất xơ cần thiết cho sức khỏe.
13. Không thường xuyên đổi món
Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy nhàm chán và dần bỏ bữa sáng. Nếu không có nhiều thời gian nấu vào buổi sáng, hãy lên ý tưởng và chuẩn bị từ tối hôm trước.
14. Chỉ ăn trái cây
Tuy trái cây rất giàu chất chống oxy hóa và dưỡng chất nhưng nếu không được bổ sung thêm protein vào bữa sáng, bạn sẽ cảm thấy đói cồn cào vào khoảng 1-2 giờ sau đó.
15. Chỉ ăn các loại hạt
Hạt hạnh nhân, óc chó,… rất giàu vitamin, chất khoáng và chất béo nhưng chúng không chứa carbohydrate. Trong khi não bộ và cơ bắp cần carbohydrate, giúp bạn có năng lượng để tham gia các hoạt động trong 1 ngày, chống lại sự mệt mỏi.
16. Cắt giảm hoàn toàn chất béo
Đừng vì mong muốn giảm cân mà cắt bỏ hoàn toàn chất béo trong khẩu phần ăn uống. Hãy nhớ rằng, chất béo là cần thiết để cơ thể hấp thụ vitamin A, D, E, K.
17. Ăn sữa chua có hương vị
Tuy trong sữa chua cung cấp chất đạm, canxi và probiotic nhưng nó sẽ bị giảm phần lớn lợi ích này khi pha trộn thêm hương vị có sẵn vì nó có hàm lượng đường cao hơn rất nhiều.