Phát hiện sóng siêu âm có thể chữa lành vết thương

Ngày 15/07/2015 00:06 AM (GMT+7)

Một nghiên cứu của Anh gần đây chứng tỏ sóng siêu âm có khả năng chữa lành các vết thương, đặc biệt đối với những vết thương mãn tính và viêm nhiễm.

Nghiên cứu cho thấy sóng siêu âm giúp chữa lành các vết thương một cách nhanh chóng, nhất là những vết thương sau khi mổ, chấn thương vùng xương, viêm hay lở loét... những vết thương này còn gọi là vết thương mãn tính, rất lâu lành và thường xuyên bị nhiễm trùng.

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm phương pháp điều trị sóng siêu âm trên động vật và cho thấy thời gian chữa lành vết thương bằng sóng siêu âm nhanh hơn gấp ba lần so với bình thường.

Chuyên gia cũng cho biết những kết quả nghiên cứu ban đầu khá ấn tượng nhưng vẫn cần phải thử nghiệm trên người để có kết quả chính xác.

Phát hiện sóng siêu âm có thể chữa lành vết thương - 1

Nghiên cứu thành công sử dụng sóng siêu âm điều trị các vết thương mãn tính, vết thương nhiễm trùng.

Sóng siêu âm có âm thanh tần số cao, làm rung động các tế bào bên trong và xung quanh vết thương. Qúa trình này làm gắn liền các vết thương và đẩy nhanh quá trình làm lành các tế bào bị tổn thương.

Các nhà nghiên cứu tiến thí nghiệm nghiên cứu trên hai con chuột, thời gian chữa lành vết thương cho hai con chuột này đã giảm từ 9 ngày xuống chỉ còn 6 ngày.

Báo cáo thí nghiệm cũng cho thấy sóng siêu âm phục hồi sức khỏe cho những người trẻ tuổi nhanh hơn những người già và người mắc bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên Tiến sĩ Mark Bass, một trong số những nhà nghiên cứu cho biết, hiện nay mới thử nghiệm sóng siêu âm trong quá trình chữa trị vết thương mãn tính và nhiễm trùng. Sóng siêu âm giúp làm giảm thời gian chữa trị, đó là lý do sóng siêu âm sẽ là một phương pháp điều trị hấp dẫn các y bác sĩ trong tương lai.

Sóng siêu âm chỉ đơn giản là làm lành các tế bào, kích thích tế bào hoạt động bình thường mà không gây hại cho cơ thể.

“Chúng tôi cũng đang tiến hành nghiên cứu liệu pháp này trên 200.000 người có vết thương mãn tính. Kết quả thử nghiệm ban đầu đang có chiều hướng rất tốt. Chúng tôi vô cùng hi vọng vào công nghệ này sẽ hỗ trợ cho quá trình điều trị và là một bước tiến giúp y học phát triển”.

Theo Nguyễn Mỵ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan