Nữ sinh lớp 6 nhập viện vì giảm từ 48 xuống 33kg vì lý do bất ngờ

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 06/04/2022 19:00 PM (GMT+7)

Với trẻ vị thành niên, những tác động từ môi trường bên ngoài lẫn thay đổi bên trong cơ thể các em đều có thể gây rối loạn tâm lý, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe cả về thể chất và tinh thần.

img alt src/upload/2-2022/images/2022-04-06/day-thi-1649221801-415-width600height340.jpg stylewidth: 600px; height: 340px; /

Hiện nay, vấn đề sức khỏe trẻ vị thành niên đang được rất nhiều phụ huynh quan tâm, trong đó có cả vấn đề về thể chất và tinh thần. Theo các chuyên gia, đây là lứa tuổi rất nhạy cảm, nếu không có sự hướng dẫn, can thiệp sớm từ khi có biểu hiện bất thường sẽ rất nguy hiểm, thực tế đã có nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra trong thời gian gần đây.

Thạc sĩ, bác sĩ Phan Chí Thành – Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, vấn đề tâm sinh lý của trẻ ở tuổi vị thành niên biểu hiện rất đa dạng, đôi khi nó đến từ những bất thường về sự phát triển của cơ thể khiến bản thân các con, cũng như người lớn cũng không nghĩ tới.

Bác sĩ Thành lấy một ví dụ cụ thể về trường hợp một nữ sinh lớp 6, đang học một trường rất nổi tiếng ở Hà Nội phải nhập viện cấp cứu vì tắc ruột, mất kinh xuất phát từ yếu tố thay đổi hình thể.

Theo đó, nữ sinh này tên H, là lớp trưởng và học rất giỏi, được thầy cô giáo vô cùng tin tưởng, tự hào. Thế nhưng, bất ngờ đã xảy ra khi H vào lớp 6, đó là cơ thể phát triển vọt hẳn lên so với các bạn đồng trang lứa. Chính điều này khiến cho nữ sinh cảm thấy lo lắng, sợ hãi vì cơ thể mình khác hoàn toàn so với các bạn cùng lớp.

Cùng với sự phát triển vượt trội về cơ thể, H cũng phải chịu những biến cố gia đình không mong muốn, đó là trước đó quan hệ bố mẹ có xảy ra xung đột, sau đó ly thân và H ở với mẹ. Do bận công việc, mẹ cũng không theo sát và động viên tâm lý cho con được.

“Khi thấy hình thể thay đổi nhiều, H không ăn uống gì nên bị sụt cân từ 48 xuống còn 33kg và bị táo bón trầm trọng (tuần đi ngoài 1 lần). Con bị rối loạn dinh dưỡng nghiêm trọng và bị táo bón mãn tính gây tắc ruột và phải đưa vào viện cấp cứu.

Tại Bệnh viện Việt Đức, H được chẩn đoán táo bón, tắc ruột gây giãn mất chức năng 1 đoạn đại tràng. Các bác sỹ bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ đoạn ruột mất chức năng đó rồi nối lại. Bên cạnh đó các bác sỹ cần phải tiến hành điều trị toàn diện dinh dưỡng tâm lý và thể chất cho con. Trong quá trình hội chẩn ekip đa chuyên ngành thì con còn có thêm 1 vấn đề nữa là từ khi bị sụt cân, con đã mất kinh hoàn toàn nên gây ngừng trệ quá trình phát triển dậy thì. Do vậy tôi đã được mời sang để tham vấn, cũng như đưa ra hướng điều trị giúp bệnh nhân”, bác sĩ Thành kể lại.

Nữ sinh lớp 6 nhập viện vì giảm từ 48 xuống 33kg vì lý do bất ngờ - 2

Trẻ teen có thể lo lắng trước sự thay đổi hình thể khác biệt nếu thiếu sự quan tâm và hướng dẫn của phụ huynh. (Ảnh minh họa)

Khi tiếp cận, H chia sẻ với bác sĩ Thành rằng, bản thân đã có kinh từ năm 10 tuổi, nhưng sau đó do cơ thể lớn phổng phao khác biệt hoàn toàn với các bạn trong lớp nên con cảm thấy lạ lẫm và rất sợ. Con luôn nhịn ăn, hoặc nôn ra sau khi ăn để cơ thể trở về nhỏ bé giống những bạn cùng lớp. Con luôn bị ám ảnh cho rằng mình cao và mập quá. Thậm chí, khi cân nặng đã giảm rất nhiều, nhưng đứng trước gương con luôn hình dung ra thấy mình vẫn thừa cân và cần tiếp tục giảm nữa.

Một vấn đề cũng rất quan trọng đó là con không có người lớn đồng hành và chia sẻ để con có thể hình dung và mường tượng những gì sẽ xẩy ra khi bước vào tuổi dậy thì. Do đó khi cơ thể con thay đổi từng ngày, con thực sự cảm thấy lo sợ và bất an. Khi thăm khám các bác sĩ có đề nghị tham vấn chuyên gia tâm lý để hỗ trợ đồng hành cùng con vượt qua trầm cảm.

Theo bác sĩ Thành, thực tế những trường hợp như H không phải là hiếm, mỗi năm bác sĩ gặp khoảng 3-4 trường hợp nhập viện trong tình trạng tương tự.  “Rối loạn ăn uống ở lứa tuổi vị thành niên có hai vấn đề, một là ăn quá nhiều dẫn tới bị tăng cân, béo phì. Hai là nhịn ăn khiến cơ thể suy kiệt, thậm chí đã có trường hợp phải nhập viện trong tình trạng hồi sức, thiếu máu, suy dinh dưỡng nghiêm trọng.

Đáng nói hơn, rối loạn ăn uống không chỉ dừng lại ở vấn đề dinh dưỡng mà còn để lại những hậu quả lâu dài và nghiêm trọng về mặt thể chất và tinh thần với trẻ sau này. Các nghiên cứu đều cho thấy rối loạn ăn uống làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, nguy cơ phải điều trị hồi sức tích cực, tăng nguy cơ tử vong do suy kiệt và đặc biệt suy nghĩ tự tử khá thường trực trong đầu các con. Do đó đây là vấn đề rất nghiêm trọng, đáng cảnh báo. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh học online như hiện nay”, bác sĩ Thành nhấn mạnh.

Bác sĩ Thành cho biết, rối loạn ăn uống khiến trẻ nghĩ đến tự tử chiếm tới 30-40%.

Bác sĩ Thành cho biết, rối loạn ăn uống khiến trẻ nghĩ đến tự tử chiếm tới 30-40%.

Theo bác sĩ, để giải quyết vấn đề này, vai trò của phụ huynh trong việc “đi trước, đón đầu”, giáo dục hoặc chia sẻ với con khi trẻ đến tuổi dậy thì về sự thay đổi ở bản thân rất quan trọng. Chính đều này giúp các con không bỡ ngỡ, bất ngờ và bị áp lực tâm lý rồi dẫn tới những việc làm có thể để lại hậu quả đáng tiếc.

Sau kỳ kinh nguyệt, phụ nữ uống 5 loại nước này vừa giảm cân siêu tốc vừa ngừa bệnh tật
Phụ nữ hàng tháng khi đến kỳ kinh nguyệt đều mất vài ngày cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, khó chịu, nhất là những người bị đau bụng kinh. Tuy...

Sống khỏe

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tiến sĩ, bác sĩ Phan Chí Thành