Thiên chức làm mẹ khi mắc bệnh phụ khoa

Ngày 15/05/2020 08:00 AM (GMT+7)

Phụ nữ sinh ra để đảm nhiệm thiên chức duy trì nòi giống và khiến cho một nửa thế giới trở nên tươi đẹp. Với thiên chức cao cả đó, tạo hóa đã ban cho phụ nữ có một cơ quan sinh dục vô cùng đặc biệt, khiến phụ nữ trở lên quyến rũ hơn trong mắt người đàn ông.

Thiên chức làm mẹ khi mắc bệnh phụ khoa - 1

 Hôn nhân viên mãn khi âm đạo khỏe mạnh

Thế nhưng cũng chính vì thiên chức làm vợ, làm mẹ đó đã khiến cho cơ quan sinh dục của phụ nữ gặp không ít vấn đề, và một trong những vấn đề thường xuyên gặp phải đó là Viêm nhiễm phụ khoa, nấm âm đạo. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đời sống hôn nhân và thiên chức làm mẹ của người phụ nữ.

Tác động của bệnh phụ khoa đến đời sống gia đình

Bệnh viêm nhiễm phụ khoa xảy ra thường xuyên với chị em phụ nữ. Bệnh không khó để điều trị nhưng lại rất dễ mắc phải. Thậm chí nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh kéo dài có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: ung thư cổ tử cung, nhiễm khuẩn âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, thậm chí gây vô sinh.

Người phụ nữ rất đa nhiệm khi vừa phải chăm lo cho gia đình lại vừa phải đảm trách công việc ngoài xã hội. Thế nhưng căn bệnh phụ khoa phiền toái này luôn khiến phụ nữ mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc và không còn tự tin gần gũi chồng nữa

Thiên chức làm mẹ khi mắc bệnh phụ khoa - 2

Hôn nhân căng thẳng vì viêm nhiễm phụ khoa

Dấu hiệu nhận biết các bệnh lý âm đạo

Trước hết, chị em hãy luôn chú ý đến những thay đổi trên cơ thể của mình, để từ đó có thể sớm nhận biết bệnh và chữa trị kịp thời. Những dấu hiệu cơ bản cần lưu ý như sau:

- Âm đạo ngứa ngáy: Đây là biểu hiện thường thấy ở chị em khi bị nhiễm khuẩn âm đạo, bệnh không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu mà còn có thể kèm theo sưng đau, mẩn đỏ.

- Khí hư có màu bất thường: Dịch âm đạo bình thường có màu trắng trong như lòng trắng trứng hoặc có thể hơi ngả vàng, không có mùi hoặc mùi tanh nhẹ. Nếu như dịch có màu bất thường như xanh, vàng, trắng đục hay nâu, có thể bạn đã mắc bệnh.

- Vùng kín có mùi hôi: Chị em phụ nữ thường hay bỏ qua dấu hiệu này, vì nghĩ hôi thì sẽ có những sản phẩm làm sạch hay làm thơm. Nhưng thật sự sai lầm, những sản phẩm ấy không hề tốt cho vùng kín. Âm đạo của chúng ta luôn có cơ chế tự làm sạch không cần những sản phẩm có mùi như vậy. Nếu như mùi khó chịu, thậm chí rất nồng, chứng tỏ bạn đã mắc bệnh. Hãy thăm khám ngay để kịp thời chữa trị.

Thiên chức làm mẹ khi mắc bệnh phụ khoa - 3

Biểu hiện của viêm âm đạo là khí hư có mùi và màu bất thường

- Ngoài ra, đau rát khi quan hệ hay đau rát khi đi tiểu tiện cũng là một trong những dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa.

Nguyên nhân gây ra bệnh phụ khoa

Nắm rõ nguyên nhân và tìm ra phương pháp điều trị thích hợp là một trong những việc quan trọng nhất. Bệnh có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, thậm chí từ thói quen trong cuộc sống hằng ngày:

- Mặc đồ lót quá chật, vải đồ lót bí bách không thoát mồ hôi, đồ lót ẩm ướt.

- Vệ sinh vùng kín sai cách, hay thụt rửa âm đạo.

- Mất cân bằng nội tiết tố

- Lạm dụng thuốc kháng sinh gây mất cân bằng môi trường vi sinh vật âm đạo.

- Sử dụng thuốc tránh thai, mắc bệnh tiểu đường cũng có khả năng gây viêm nhiễm âm đạo.

- Quan hệ tình dục không an toàn.

- Có tiền sử nạo, hút thai, sảy thai hoặc các can thiệp phẫu thuật vùng sinh dục.

Phòng tránh bệnh phụ khoa

Thông thường, độ pH âm đạo dao động từ 3.8 đến 4.5 kèm theo đó là hệ vi khuẩn phong phú bao gồm cả lợi khuẩn và hại khuẩn ở trạng thái cân bằng. Nếu như môi trường âm đạo bị rối loạn thì vi khuẩn có hại sẽ “chiếm ưu thế” và gây bệnh. Để duy trì trạng thái cân bằng pH âm đạo cũng như môi trường thuận lợi cho các vi lợi khuẩn trú ẩn, bạn có thể tham khảo những cách dưới đây:

Thiên chức làm mẹ khi mắc bệnh phụ khoa - 4

Cung cấp lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh âm đạo

- Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện bệnh sớm và chữa trị kịp thời.

- Lựa chọn đồ lót phù hợp, vải cotton thông thoáng khí, thay đồ lót thường xuyên.

- Sau khi đi vệ sinh cần dùng khăn sạch lau từ âm đạo về hậu môn tránh lây nhiễm vi khuẩn từ hậu môn sang âm đạo.

- Sử dụng dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp. Trong thời kỳ kinh nguyệt cần thay băng vệ sinh thường xuyên, vệ sinh sạch sẽ.

- Dùng bao cao su trong quan hệ tình dục, không thụt rửa sâu âm đạo.

Giải pháp hoàn hảo cho sức khỏe âm đạo

Lợi khuẩn là một phần không thể tách rời với sức khỏe phụ nữ. Cách để vùng kín lấy lại được độ an toàn chính là bổ sung lợi khuẩn vào âm đạo, để lợi khuẩn kìm hãm các hại khuẩn, vi nấm khác. Từ đó, hết nơm nớp lo viêm nhiễm, khí hư, huyết trắng, các bệnh phụ khoa… Vậy làm thế nào để cung cấp lợi khuẩn cho âm đạo?

Viên đặt âm đạo Vagiflor sẽ giúp bạn làm được điều đó:

Thiên chức làm mẹ khi mắc bệnh phụ khoa - 5

Giải pháp hoàn hảo cho sức khỏe âm đạo

- Chứa 1g bột đông khô Lactobacillus acidophilus trong mỗi viên đạn, Vagiflor giúp phục hồi và duy trì sức khoẻ hệ sinh dục nữ trong các trường hợp môi trường âm đạo bị thay đổi như: khi mang thai, nhiễm nấm, nhiễm khuẩn hoặc dùng các biện pháp điều trị cần thiết (kháng sinh, hóa trị).

- Nhập khẩu hoàn toàn từ Đức và được tin chọn bởi hàng triệu phụ nữ trong hơn 25 năm qua.

- Viên đặt phụ khoa Vagiflor hoàn toàn không chất bảo quản, dùng được cho bà bầu và người đang cho con bú.

- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

Hãy chủ động phòng bệnh bằng cách đặt 1 viên Vagiflor vào âm đạo mỗi tối trong 6 hoặc 12 ngày để bổ sung nhanh chóng các lợi khuẩn bị thiếu hụt. Điều này sẽ giúp hàng rào miễn dịch sinh lý của âm đạo được tái lập, duy trì độ pH tối ưu và ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả.

Biên soạn bởi: Nhóm Dược sĩ - Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Bến Tre.

Nguồn: [Tên nguồn].