Thứ quen thuộc trên mâm cơm mọi nhà có thể là "thủ phạm" gây ung thư nếu dùng sai cách

MINH THÙY - Ngày 17/12/2020 09:40 AM (GMT+7)

Sử dụng đũa không đúng cách có thể vô tình đưa vi khuẩn, chất độc vào trong cơ thể khi ăn cơm mà không biết.

Bài viết do bác sĩ Yan Liping, Khoa Quản lý Y tế, Bệnh viện Xuanwu, Đại học Y khoa Thủ đô (Bắc Kinh, Trung Quốc) chia sẻ.

Có câu nói "bệnh từ miệng mà ra" nhằm chỉ ra rằng những thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày có thể ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên nhiều người khi ăn uống chỉ để ý tới đồ ăn mà ít ai để ý rằng thứ chúng ta dùng để ăn như bát đũa cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và gây ra bệnh tật nếu không được vệ sinh sạch sẽ. 

Dưới đây là một số thói quen sai lầm khi dùng đũa khiến cơ thể sinh bệnh, thậm chí có nguy cơ ung thư.

1. Đũa không gãy thì không cần thay thế

Thứ quen thuộc trên mâm cơm mọi nhà có thể là amp;#34;thủ phạmamp;#34; gây ung thư nếu dùng sai cách - 1

Ngày ba bữa cơm chúng ta đều cần dùng đũa. Mỗi lần cọ rửa đũa đều để lại những vết nứt trên bề mặt, những vết nứt này có thể thành ổ chứa chất bẩn. Theo thời gian, các vết nứt trên đũa càng sâu thì càng có nhiều vi sinh vật bám vào và xác suất xuất hiện của E. coli, Staphylococcus aureus và Helicobacter pylori càng lớn. Vì vậy, khuyến cáo mọi người thay đũa 6 tháng một lần.

Ngoài ra, cần thay đũa ngay nếu xuất hiện các tình trạng sau:

- Nếu trên đũa có những đốm có màu sắc không phải gỗ tự nhiên thì có nghĩa là đũa đã bị mốc;

- Nếu đũa bị cong hoặc biến dạng, có nghĩa là chúng đã bị ẩm hoặc để quá lâu;

- Màu sắc của đũa thay đổi, chứng tỏ bản chất của vật liệu đã thay đổi;

- Nếu đũa có vị chua rõ ràng, có nghĩa là đũa đã bị nhiễm khuẩn hoặc hết hạn sử dụng.

2. Đũa bị bong sơn vẫn sử dụng

Đũa được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên, đũa gỗ truyền thống thường được phủ một lớp sơn màu, dù đẹp đến đâu nhưng kim loại nặng trong sơn có thể gây ung thư, vì vậy tốt nhất bạn không nên sử dụng. Nếu đũa mòn và sơn rơi ra, nó sẽ xâm nhập vào cơ thể người cùng với thức ăn, gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe.

Những ưu và nhược điểm của các loại đũa khác được liệt kê dưới đây:

- Đũa nhựa có kết cấu giòn, dễ bị biến dạng, thậm chí bị chảy sau khi đun nóng và sinh ra các chất độc hại cho cơ thể con người, không nên sử dụng.

- Đũa kim loại thường nặng, cảm giác dùng không thoải mãi, dẫn nhiệt mạnh, dễ bị bỏng khi gắp thức ăn nóng. Và khi mua, bạn cần chắc chắn rằng đũa được làm bằng kim loại có thể dùng được với thực phẩm, nếu là bộ đồ ăn bằng kim loại kém chất lượng hoặc sử dụng không đúng cách có thể gây ngộ độc kim loại nặng.

Thứ quen thuộc trên mâm cơm mọi nhà có thể là amp;#34;thủ phạmamp;#34; gây ung thư nếu dùng sai cách - 2

- Đũa gốm sứ an toàn, tốt cho sức khỏe và độ bền cao nhưng lại nặng và dễ vỡ nên không phù hợp với người già hoặc trẻ em. Hơn nữa, đũa sứ có tính dẫn nhiệt mạnh, khi ăn thức ăn quá nóng rất dễ gây bỏng môi, không nên dùng làm dụng cụ ăn uống.

- Đũa tre, đũa gỗ đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình, chất liệu không độc hại, thân thiện với môi trường, không lo lớp sơn bị bong ra trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, do tre, gỗ rất dễ thấm nước và thấm hút nên cần được vệ sinh và khử trùng thường xuyên để tránh tồn dư các chất tẩy rửa, tốt nhất nên thay đũa tre thường xuyên. Nếu đũa có gờ, có mùi mốc, hoặc có những vết mốc thì nên thay đũa càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, đũa tre, đũa gỗ càng dùng lâu càng dễ ngấm nước do chất liệu, đũa bị ẩm ướt rất dễ phát triển nấm mốc, trong nấm mốc có chứa aflatoxin có thể gây ung thư nếu ăn lâu ngày, chẳng hạn như ung thư gan.

3. Ăn xong nghỉ ngơi rồi rửa bát đũa

Thứ quen thuộc trên mâm cơm mọi nhà có thể là amp;#34;thủ phạmamp;#34; gây ung thư nếu dùng sai cách - 3

Nhiều người thường có thói quen để bát đũa trên mặt bàn hoặc ngâm bát đũa trong bồn rửa sau khi ăn và phải 1,2 tiếng sau mới đi rửa bát. Thói quen này có thể dễ dàng lây lan vi khuẩn trên đũa và thậm chí để chúng xâm nhập vào bên trong đũa, rất khó để làm sạch. Trong khoảng từ 1-4 tiếng sau khi ăn, đây là khoảng thời gian vi khuẩn xâm nhập vào bát đũa. Trong vòng từ 8-18 tiếng, vi khuẩn bắt đầu sinh sôi nhanh chóng. 

Vì vậy, hãy hình thành thói quen rửa bát ngay sau bữa ăn, thời gian ngâm bát đũa không nên quá 4 tiếng.

Đối với việc vệ sinh và bảo quản đũa, bạn có thể tham khảo những gợi ý sau:

- Rửa từng đôi một bằng vòi nước chảy, để ráo nước sau khi rửa và đặt đầu đũa lên giá đỡ đũa;

- Tốt nhất nên bảo quản đũa trong hộp đựng đũa có thiết kế rỗng ở đáy và xung quanh, đặt nơi thoáng gió, tránh để trong tủ kín gió. Ngoài việc đảm bảo sự thông thoáng cho nơi cất giữ, bạn cũng nên chú ý vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ đựng đồ như máng đựng đũa, đây là nơi dễ tích tụ nước, rất dễ bị nấm mốc. Nếu dùng đũa bị nhiễm nấm mốc, dễ ăn chất gây ung thư aflatoxin. Lâu lâu nên kiểm tra chỗ đựng đũa, nếu phát hiện có nấm mốc bên trong thì nên vệ sinh hoặc thay thế ngay.

- Đảm bảo rằng đũa được tiệt trùng ở nhiệt độ cao mỗi tuần một lần, và đun sôi trong nước sôi ở 100 ° C trong 10-15 phút để đạt được hiệu quả khử trùng lý tưởng hơn.

Ngoài việc sử dụng đũa, mỗi thành viên trong gia đình nên có bát, đũa, thìa, cốc nước… riêng, có thể phân biệt theo hình dáng hoặc màu sắc để tránh sử dụng lẫn lộn. 

Ngoài ra, nếu trong gia đình có trẻ em cần được cho ăn, vui lòng nghiêm cấm các hành vi như nếm thức ăn bằng miệng, giúp trẻ nhai thức ăn, dùng chung đồ ăn với trẻ vì sức đề kháng của trẻ còn yếu và dễ bị vi trùng xâm nhập. Hãy hình thành thói quen ăn uống tự lập cho trẻ càng sớm càng tốt.

Thói quen rửa đũa 90% mọi người đều làm sai dẫn đến căn bệnh nguy hiểm nhiều người sợ
Không ít người sẽ phải giật mình bởi thói quen rửa đũa tai hại mà ngày nào cũng làm.
MINH THÙY (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh ung thư