6 thói quen rửa bát khiến vi khuẩn bám đầy bát đĩa, cơ thể ngấm dần hóa chất

HÀ VŨ. - Ngày 26/10/2020 14:40 PM (GMT+7)

Chuyên gia về chất độc Triệu Danh Uy đã chỉ ra 6 thói quen rửa bát trong cuộc sống gây hại sức khỏe, cần đặc biệt chú ý để tránh ăn phải đồ bẩn.

Chuyên gia về chất độc Triệu Danh Uy đã chia sẻ với Ettoday rằng có rất nhiều người ở Đài Loan ra ngoài ăn, nhưng những năm gần đây, một số người thích dành nhiều thời gian hơn để tự nấu nướng, giúp việc ăn uống lành mạnh hơn. Tuy nhiên, điều khó khăn nhất là làm sạch xoong, chảo dính dầu mỡ sau bữa tối. Đặc biệt, cặn thức ăn đều tích tụ trong bồn rửa chén, lâu ngày sẽ khiến các vết dầu nhớt khó thoát hơn, sinh ra vi khuẩn và muỗi.

6 thói quen rửa bát khiến vi khuẩn bám đầy bát đĩa, cơ thể ngấm dần hóa chất - 1

Với kinh nghiệm của mình, chuyên gia về chất độc Triệu Danh Uy đã chỉ ra 6 thói quen rửa bát trong cuộc sống dễ khiến cơ thể ngấm hóa chất từ từ cần đặc biệt chú ý để tránh gây hại cho chính mình.

1. Đổ trực tiếp nước rửa chén lên chén đĩa

Việc này có thể khiến hóa chất từ nước rửa chén sót lại trên bề mặt bát, đĩa, dụng cụ nấu bếp, không thể sạch hết mặc dù được tráng lại nhiều lần. Nếu bát đĩa không được rửa sạch, khi dùng để ăn uống sẽ dễ đưa hóa chất vào cơ thể, gây ảnh hưởng cho sức khỏe.

2. Ngâm bát đũa trong nước rửa chén quá lâu

6 thói quen rửa bát khiến vi khuẩn bám đầy bát đĩa, cơ thể ngấm dần hóa chất - 2

Nhiều người muốn nghỉ ngơi sau khi ăn xong, ăn hoa quả, xem TV và đặt bát đĩa vào bồn rửa ngâm cả đêm. Ông Triệu chỉ ra rằng mọi người sẽ xếp bát đĩa lại với nhau, ngâm chúng trong chất tẩy rửa trong một thời gian dài và đợi cho đến khi rảnh rỗi mới rửa chúng.

Tuy nhiên, tốt nhất bạn không nên “ngâm bát với nước” quá 4 tiếng. Vì trong bát đĩa hoặc thức ăn thừa có dầu mỡ nên vi khuẩn đặc biệt dễ sinh sôi, thời gian thích nghi của vi khuẩn khoảng 1 đến 4 giờ, nhưng sẽ nhân lên nhiều lần nếu ngâm quá 4 giờ.

Thói quen này sẽ khiến những hóa chất từ dung dịch tẩy rửa dễ dàng ngấm vào bát đĩa hơn. Đặc biệt là với những đồ dùng có chất liệu như tre, gỗ, khi đã thấm hóa chất sẽ không thể tẩy sạch được, dẫn đến nguy cơ tích tụ những chất độc hại gây bệnh cho cơ thể.

3. Sau khi rửa, chỉ tráng qua loa

Nhiều người sau khi rửa bát đĩa thường chỉ tráng qua, nhìn thấy không còn bọt chất tẩy rửa là được. Tuy nhiên, bạn không biết rằng bằng cảm quan chúng ta khó có thể nhận thấy các hóa chất vẫn còn bám trên bề mặt bát đĩa nếu chỉ được tráng sơ qua. Sử dụng bát đĩa không sạch sẽ khiến cơ thể hấp thụ những hóa chất còn sót lại. 

4. Sử dụng quá nhiều nước rửa bát

Dùng quá nhiều nước rửa chén sẽ khiến bạn tốn nhiều nước hơn để làm sạch, và nếu không cẩn thận rất dễ để sót chúng, vì ngay cả khi chén bát hết bọt xà phòng, chúng vẫn chưa hoàn toàn sạch dung dịch tẩy rửa.

5. Để bát đũa ẩm

Sau khi rửa chén, nhiều người đã không đợi bát đĩa khô mà trực tiếp để vào trong tủ. Thói quen này sẽ dễ gây ô nhiễm thứ cấp cho bộ đồ ăn và thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Hãy xếp bát đũa ra rổ, giá để thoát nước, phơi nắng hoặc tốt nhất là sấy khô rồi hãy xếp vào tủ bát.

6. Không làm sạch miếng rửa chén

6 thói quen rửa bát khiến vi khuẩn bám đầy bát đĩa, cơ thể ngấm dần hóa chất - 3

Sau khi rửa xong bát, nhiều người thường để nguyên miếng rửa chén với đầy bọt xà phòng, thậm chí còn dính cơm, rau, thức ăn thừa ở trên đó. Điều này khiến miếng rửa chén ủ vi khuẩn sinh sôi và thành tác nhân lây chéo vi khuẩn trong bếp.

Tất cả những thói quen trên dễ sản sinh vi khuẩn hoặc gây tồn dư chất tẩy rửa, nhắc nhở mọi người cần chú ý.

Thói quen rửa đũa 90% mọi người đều làm sai dẫn đến căn bệnh nguy hiểm nhiều người sợ
Không ít người sẽ phải giật mình bởi thói quen rửa đũa tai hại mà ngày nào cũng làm.
HÀ VŨ. Dịch từ Ettoday
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe