Thực hư thông tin tiêm vắc xin COVID-19 gặp sóng 5G sẽ tạo chất cắt mạch máu, hại tim

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 18/03/2022 11:34 AM (GMT+7)

Trước thông tin tiêm vắc xin COVID-19 gặp sóng 5G sẽ tạo ra chất có thể gây cắt mạch máu, hại tim… các chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo về vấn đề này.

TS.Bs.Trương Hữu Khanh

Nguyên trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM

Xem tất cả bài viết của chuyên gia

Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam cho biết, thời gian gần đây có nhiều người liên hệ với bác sĩ thắc mắc về một số thông tin liên quan đến tác động của việc tiêm vắc xin COVID-19 với cơ thể. Trong đó, có thông tin cho rằng: “Ai đã tiêm vắc xin COVID-19, nếu gặp sóng 5G tác động thì cơ thể sẽ tạo nên chất gì đó có thể cắt mạch máu, ảnh hưởng đến tim...”.

Bác sĩ Khanh cảnh báo thông tin cho rằng, thông tin tiêm vắc xin gặp sóng 5G gây cắt mạch máu là sai sự thật.

Bác sĩ Khanh cảnh báo thông tin cho rằng, thông tin tiêm vắc xin gặp sóng 5G gây cắt mạch máu là sai sự thật.

Thông tin trên khiến không ít người hoang mang, lo lắng và bác sĩ Khanh khẳng định: “Đây là thông tin bịa đặt, không có cơ sở khoa học, không có một nghiên cứu nào nói về vấn đề này”. Bác sĩ Khanh khuyến cáo, trước những thông tin như trên, người dân cần chọn lọc khi tiếp nhận, không vì những chia sẻ vô căn cứ mà ngừng việc tiêm vắc xin.

“Vắc xin là biện pháp phòng COVID-19 an toàn, hiệu quả nhất. Thực tế cho thấy, khi người dân được tiêm vắc xin đầy đủ, đạt tỷ lệ cao đã giảm rất nhiều các ca bệnh nặng, giảm tỷ lệ tử vong. Nhờ có vắc xin mà cuộc sống dần trở lại bình thường như hiện nay”, bác sĩ Khanh cho hay.

Bác sĩ Đỗ Tuấn Anh - Khoa Laser (Bệnh viện 108) và cũng là người đang theo dõi, điều trị online cho hơn 1.000 bệnh nhân mắc COVID-19 cho biết, thông tin tiêm vắc xin gặp sóng 5G tạo ra chất gây cắt mạch máu, hại tim là không đúng.

Sóng 5G không liên quan và không gây hại đối với người tiêm vắc xin COVID-19. Ảnh minh họa.

Sóng 5G không liên quan và không gây hại đối với người tiêm vắc xin COVID-19. Ảnh minh họa.

Theo bác sĩ Tuấn Anh, tiêm vắc xin sẽ tránh được nguy cơ mắc bệnh và giảm được nguy cơ chuyển biến nặng cần phải nhập viện. Tất cả các loại vắc xin trước khi được cấp phép lưu hành đều trải qua quá trình thử nghiệm, đánh giá nghiêm ngặt về tính hiệu quả và an toàn, vì thế người dân hoàn toàn yên tâm.

Việc tiêm chủng vắc xin theo đúng khuyến cáo, hướng dẫn của cơ quan y tế sẽ giúp tạo hàng rào bảo vệ khi mắc bệnh, làm giảm nguy cơ có triệu chứng nặng, tạo được miễn dịch cộng đồng.

Tuy nhiên, với bất kỳ loại vắc xin nào, cũng có thể gặp phải một số phản ứng sau tiêm như: sưng đỏ tại vị trí tiêm, sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ hoặc đau khớp. Các phản ứng này là một dấu hiệu tốt cho thấy vắc xin và hệ thống miễn dịch trong cơ thể bạn đang hoạt động. Các triệu chứng sau tiêm thường kéo dài không quá 1 tuần.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 nếu thấy một trong các dấu hiệu sau cần liên hệ cơ sở y tế gần nhất:

- Ở miệng thấy có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi;

- Ở da thấy có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da;

- Ở họng có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó;

- Về thần kinh có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật;

- Về tim mạch có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất;

- Đường tiêu hóa dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy;

- Đường hô hấp có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái;

- Toàn thân: Chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường; Đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn; Sốt cao liên tục trên 390C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt.

Trẻ đã mắc COVID-19 có cần tiêm vắc xin phòng bệnh nữa không?
Trong trạng thái bình thường mới, nhất là trẻ đã đến trường học trực tiếp thì nguy cơ mắc COVID-19 là có thể xảy ra. Vậy nếu trẻ mắc COVID-19 thì có...

COVID-19 ở trẻ em

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19