Những món ăn nhiều người thích như kem, bánh quy, đồ ăn nhanh,... là những thực phẩm có chứa nhiều axit béo chuyển hóa.
Mạch máu trong cơ thể giống như “con đường giao thông” trong thành phố, nó là kênh lưu thông chính của máu, vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy đến các cơ quan khác nhau của cơ thể con người.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với mức sống ngày càng được cải thiện, bệnh nhân mắc các bệnh như cao huyết áp, mỡ máu tăng cao theo từng năm. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến cuối năm 2019, trên thế giới có gần 523 triệu bệnh nhân mắc bệnh tim mạch và mỗi năm số người chết do bệnh tim mạch là khoảng 18,6 triệu.
Loại thực phẩm gây tổn thương mạch máu hơn muối và dầu mỡ
Nguyên nhân của căn bệnh này liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống của mọi người. Khi nói đến bệnh mạch máu, nhiều người nghĩ rằng nó là do ăn quá nhiều dầu hoặc muối.
Tất nhiên, thức ăn chứa quá nhiều dầu mỡ sẽ khiến lipid máu tăng cao, làm cho máu bị nhớt, từ đó ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Trong khi đó, thức ăn có hàm lượng muối quá cao sẽ khiến mạch máu bị phình ra và làm tổn thương mạch máu.
Những thực phẩm chứa axit béo chuyển hóa còn gây tổn hại mạch máu hơn cả đồ ăn dầu mỡ hay muối. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên các axit béo chuyển hóa còn có hại cho mạch máu hơn dầu và muối, WHO cũng khuyến cáo mọi người nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều axit béo chuyển hóa.
Axit béo chuyển hóa thường được tìm thấy trong các món tráng miệng, chẳng hạn như bánh quy, kem, đồ uống, bánh rán, ... Nếu bạn thấy nhãn thực phẩm có chứa axit béo chuyển hóa, bạn nên cẩn thận.
Tác hại của axit béo chuyển hóa
Axit béo chuyển hóa có khả năng chịu nhiệt mạnh và dễ bảo quản. Chúng chủ yếu được sử dụng làm phụ gia thực phẩm. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều có thể gây ra các triệu chứng sau.
- Hàm lượng cholesterol trong máu quá cao, làm trầm trọng thêm sự hình thành huyết khối và mảng bám;
- Dễ khiến cơ thể béo phì, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ;
- Làm cho máu đặc hơn và cản trở lưu thông máu;
- Làm cho mạch máu cứng lại và đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch;
Ngoài axit béo chuyển hóa, hai loại thực phẩm sau đây cũng được khuyên nên ăn ít hơn
Nội tạng
Gan lợn, tim gà, óc lợn và nội tạng động vật sau khi chế biến rất ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, được mọi người vô cùng yêu thích, nhưng đối với bệnh nhân cao huyết áp, mỡ máu cao nên ăn ít.
Hàm lượng cholesterol và chất béo trong nội tạng động vật cực kỳ cao, nếu ăn quá nhiều thì hàm lượng chất béo trong cơ thể sẽ vượt quá tiêu chuẩn, một số đi vào máu, làm tăng lipid máu, gây nhớt máu, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, nặng hơn là gây tắc nghẽn mạch máu, gây nhồi máu não.
Đồ ăn quá cay
Mùa đông sắp đến, nhiều người thích ăn lẩu cùng bạn bè vừa ấm cúng lại ngon, vị cay cay của nồi lẩu có tác dụng kích thích vị giác, cải thiện cảm giác thèm ăn của cơ thể.
Tuy nhiên, những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch và mạch máu não nên ăn ít lại, sau khi ăn đồ cay sẽ kích thích tiết adrenaline và làm hưng phấn thần kinh giao cảm của cơ thể. Lúc này, mạch máu sẽ giãn nở và huyết áp tăng cao, dễ làm huyết khối trong mạch máu bị rơi ra và gây nhồi máu não.
Những dấu hiệu cảnh báo mạch máu bị tổn thương
Nếu những bất thường sau đây thường xuyên xảy ra, có thể các mạch máu đã bị tổn thương, bạn nên cảnh giác.
Bác sĩ Li Xuesong, trưởng Khoa Thần kinh của Bệnh viện trực thuộc thành phố Hứa Xương, Trung Quốc tin rằng việc khởi phát các bệnh tim mạch và mạch máu não không phải chỉ trong một sớm một chiều mà có một quá trình dài từ sức khỏe đến khi phát bệnh. Nếu bệnh có thể được phát hiện ở giai đoạn sớm và điều trị càng sớm thì có thể tránh được những bi kịch.
Dưới đây là những dấu hiệu mạch máu có vấn đề, mọi người nên cảnh giác:
- Tê và yếu tay chân;
- Buồn ngủ, ngáp thường xuyên;
- Buồn nôn, chán ăn;
- Đau đầu và chóng mặt;
- Lồng ngực đau nhức âm ỉ và có thể xảy ra khó thở nghiêm trọng;
Bảo vệ mạch máu như thế nào?
Để bảo vệ sức khỏe mạch máu, bạn nên bắt đầu thay đổi thói quen hàng ngày của mình. Tuổi sinh học của mạch máu cũng liên quan tới tuổi thực của cơ thể con người. Vì vậy việc bảo vệ sức khỏe của mạch máu là vô cùng quan trọng.
Bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng. Hoạt động bình thường của cơ thể cần có sự hỗ trợ của các nguyên tố vi lượng khác nhau, và việc bổ sung các chất dinh dưỡng có những lợi ích nhất định đối với mạch máu.
Việc bổ sung kịp thời các nguyên tố vi lượng có thể tăng tốc độ sửa chữa các mô mạch máu bị tổn thương một cách hiệu quả, giữ cho thành trong của mạch máu trơn tru, và tránh hình thành huyết khối và mảng bám.
Tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục thường xuyên không chỉ có tác dụng nâng cao thể lực mà còn thúc đẩy tuần hoàn máu, đẩy nhanh quá trình tiêu hao mỡ trong cơ thể, tránh tăng mỡ máu.
Đối với người mỡ máu cao, huyết áp cao nên lựa chọn một số phương pháp tập luyện cường độ vừa phải để rèn luyện sức khỏe vào các ngày trong tuần như thái cực quyền, đá cầu, leo cầu thang,,… Các bài tập này nhìn chung cường độ không cao và có thể duy trì trong thời gian dài.
Cân đối giữa công việc và nghỉ ngơi là nền tảng của sức khỏe
Ngủ đủ giấc và chất lượng có thể đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường của cơ thể, đẩy nhanh quá trình bài tiết chất độc trong cơ thể, giảm hàm lượng tạp chất trong máu, tránh tổn thương mạch máu một cách hiệu quả, giảm nguy cơ hình thành huyết khối và mảng bám.
Thời gian ngủ bình thường nên duy trì vào khoảng 10 giờ vào buổi tối càng nhiều càng tốt, và kiểm soát thời lượng trong vòng 7 đến 8 giờ, không nên quá dài hoặc quá ngắn