"Tôi suýt gặp tử thần chỉ vì một vết đốt", câu chuyện cảnh báo về sức khỏe vào mùa hè

Ngày 09/05/2018 00:03 AM (GMT+7)

Các bác sĩ lấy máu của tôi đi kiểm tra và phát hiện số lượng tiểu cầu của tôi giảm đến mức báo động chỉ còn 22.000 trong khi một người khỏe mạnh trung bình cần có 150.000 – 450.000 tiểu cầu. Nếu tôi không kịp thời vào viện thì nguy cơ mất máu và tử vong sẽ rất cao.

Thời tiết nắng nóng của mùa hè cũng là thời điểm nhiều loại côn trùng được dịp sinh sôi, trong đó phải kể đến loài sinh vật không ai ưa đó là muỗi.

Đối với nhiều người, việc muỗi đốt chỉ là một vấn đề nhỏ chỉ cần xoa dầu hoặc cao sẽ đỡ. Thế nhưng thực tế đã có không ít những trường hợp bị mất thị lực hay thậm chí là tử vong chỉ vì vết muỗi đốt nhỏ bé.

Dưới đây là câu chuyện của một Sarah Sharples - nữ nhà báo làm việc tại London (Anh) từng có thời gian đến làm việc tại một trong những quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á – đất nước Indonesia đã kể lại câu chuyện cô cận kề cái chết như thế nào chỉ vì một vết muỗi đốt.

“Tôi rất sợ muỗi, chỉ cần nghe thấy tiếng vo ve xung quanh hoặc đến một nơi tối tăm, đầy muỗi, tôi sẽ bỏ chạy ngay lập tức. Tất cả là bởi vì tôi đã gần như suýt chết sau khi bị muỗi đốt.

Tôi 25 tuổi và đã chuyển đến Indonesia được một năm trong chương trình tình nguyện của chính phủ Úc. Trước khi được chuyển tới nơi làm việc mới, tất cả tình nguyện viên đều được tiêm phòng đầy đủ để chống các bệnh nhiễm trùng như viêm não Nhật Bản và thương hàn.

Thế nhưng có một loại bệnh truyền nhiễm mà chúng tôi không hề biết tới đó là căn bệnh sốt xuất huyết do muỗi gây ra. Loại siêu vi khuẩn này đáng tiếc không hề có vắcxin chữa trị. (Vắcxin phòng sốt xuất huyết mới xuất hiện trên thế giới vào nửa cuối năm 2017, thời điểm Sarah đi tới Indonesia loại thuốc này chưa được áp dụng rộng rãi.)

amp;#34;Tôi suýt gặp tử thần chỉ vì một vết đốtamp;#34;, câu chuyện cảnh báo về sức khỏe vào mùa hè - 1

Ngay khi tôi đặt chân tới đất nước vạn đảo, mọi người đều khuyên tôi lên thoa kem chống muỗi và tránh ra ngoài lúc sáng sớm hay chiều muộn. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng điều đó không quan trọng và cơ thể mình là “bất khả chiến bại”.

Tôi đã sống ở Bogor – thành phố lớn thứ ba của Indonesia. Tại đây tôi cũng không hề thấy ai nhắc tôi về việc mua thuốc chống muỗi hay phải đề phòng muỗi như thế nào. Thế nhưng rồi mọi thứ đã khiến tôi phải thay đổi suy nghĩ hoàn toàn.

Sau 6 tháng làm việc tại quốc đảo, một ngày tôi chợt cảm thấy đau đầu dữ dội khi đang làm việc. Cơn đau khó chịu tới mức khiến tôi vấp ngã và phải vào giường nằm nghỉ. Đến tối, cơn đau vẫn không hề dứt, tôi phải đến bệnh viện và kiểm tra máu nhưng kết quả xét nghiệm phải đợi vài ngày.

Tôi quyết định về nhà nghỉ ngơi trong thời gian chờ thông báo từ bệnh viện. Suốt mấy ngày ở nhà, tôi liên tục bị sốt cao, buồn nôn, các cơ đều rất nhức mỏi. Tôi không thể ăn và cũng gần như không thể nhấc mình ra khỏi giường.

Cuối cùng kết quả cũng được gửi tới, tôi bị sốt xuất huyết và phải chuyển tới bệnh viện gấp. Khi tới viện, tôi đã ngay lập tức được đưa đi truyền và cứ 3 tiếng, các y tá lại tới lấy máu để kiểm tra. Tôi đã nằm viện vài ngày và sau đó họ cho tôi về nhà tĩnh dưỡng. 

Những tưởng cơn nguy hiểm đã qua nhưng đêm đó, cơn đau lại ập đến, nó tỏa ra khắp ngực và vùng bụng. Tôi đã nghĩ rằng mình sẽ chết và có lẽ nếu có thể thấy mặt trời mọc một lần nữa tôi sẽ vô cùng hạnh phúc. Không thể chịu được cơn đau thêm nữa, tôi nhờ bạn trai đưa vào viện.

Khi đến nơi, các bác sĩ đã mắng tôi vì để mất nước trầm trọng. Trên cơ thể tôi bắt đầu nổi những vết phát ban và tiếp tục được truyền nước. Các bác sĩ lấy máu của tôi đi kiểm tra và phát hiện số lượng tiểu cầu của tôi giảm đến mức báo động chỉ còn 22.000 trong khi một người khỏe mạnh trung bình cần có 150.000 – 450.000 tiểu cầu. Các bác sĩ cảnh báo nếu tôi không kịp thời vào viện thì nguy cơ mất máu sẽ rất cao và thậm chí có thể tử vong.

amp;#34;Tôi suýt gặp tử thần chỉ vì một vết đốtamp;#34;, câu chuyện cảnh báo về sức khỏe vào mùa hè - 2

Tôi có thể nhận thấy sự lo lắng trên gương mặt của các y bác sĩ. Thậm chí họ còn định chuyển tôi tới Singapore để truyền máu. Tôi đã gọi cho mẹ và lo sợ rằng sẽ phải chết một mình nơi đất khách quê người.

Trải qua một đêm đầy lo lắng, bất an, tôi đã may mắn khi dần dần lượng tiểu cầu trong máu đã tăng lên. Tôi nằm viện thêm vài ngày và được một gia đình người Indonesia giúp đỡ trong suốt thời gian ở viện. Sau đó tôi đã quay trở về Úc, tạm biệt chuyến hành trình với kỷ niệm không bao giờ quên."

Giáo sư Scott Ritchie thuộc Viện sức khỏe và Y tế Nhiệt đới của Úc cho biết bệnh sốt xuất huyết thường thấy với các triệu chứng sốt, đau đầu, phát ban, giảm cân và nhức mỏi người. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể giảm huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh sốt xuất huyết dạng nhẹ sẽ gây sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp. Bệnh sốt xuất huyết dạng nặng có thể gây chảy máu nặng, thậm chí tử vong.

amp;#34;Tôi suýt gặp tử thần chỉ vì một vết đốtamp;#34;, câu chuyện cảnh báo về sức khỏe vào mùa hè - 3

Siêu vi khuẩn này phổ biến ở các khu vực nhiệt đới như châu Mỹ Latin, châu Á và Thái Bình Dương, nhưng hiện tại tầm với của nó đã được mở rộng.Vì thế để đề phòng sự lây truyền sốt xuất huyết bạn cần lưu ý:

- Đậy kín các chum, bình… chứa nước không để cho muỗi đẻ trứng;

- Cọ rửa, thay nước các đồ dùng chứa nước 1 tuần 1 lần;

- Khi ngủ phải mắc màn (mùng) kể cả là ban ngày (vì muỗi vằn thường hoạt động ban ngày);

- Diệt muỗi bằng một số loại hóa chất như tẩm màn, phun thuốc,dung bình xịt diệt muỗi, tháp hương muỗi, bôi kem chống muỗi.

Chỉ cần vài mẹo nhỏ này, vết muỗi đốt, côn trùng cắn sẽ biến mất tức khắc
Những biện pháp tự nhiên này sẽ giúp giảm ngứa và sưng tấy do côn trùng cắn.
Hoàng Dương (Dịch từ News.com.au)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sốt xuất huyết