Dấu hiệu bệnh thận sẽ cho các bạn biết khi nào cơ thể mắc bệnh cũng như các biện pháp chữa trị cần thiết. Theo nhiều nghiên cứu, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh thận cao hơn nữ giới.
Thận là cơ quan rất quan trọng trong cơ thể con người, thuộc hệ bài tiết của cơ thể. Thận giúp lọc và đào thải các loại độc tố ra khỏi cơ thể thông qua đường bài tiết. Chỉ thiếu 1 trong 2 quả thận thôi đã ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của con người.
Thận có những vai trò chính như:
- Giúp cân bằng lượng dịch trong cơ thể
- Giúp cân bằng các chất khoáng mà cơ thể cần để hoạt động bình thường.
- Giúp giải phóng lượng hormon mà cơ thể cần vào máu như renin, erythropoietin để giúp cho tủy xương tạo hồng cầu.
- Giúp hoạt hóa vitamin D để hấp thụ canxi trong thức ăn dễ dàng hơn.
- Các loại bệnh về thận mà cơ thể có thể gặp bao gồm: Sỏi thận, suy thận, thận mãn tính, thận hư, viêm cầu thận và ung thư thận.
Hình ảnh của quả thận
Triệu chứng, dấu hiệu bệnh thận hư
Bệnh thận hư, hay hội chứng thận hư, hay còn được gọi là thận nhiễm mỡ. Đây là căn bệnh phổ biến và rất dễ gặp, nó gây ra tình trạng phù nề, giảm protein máu và tăng mỡ tại thận, dấu hiệu bệnh thận hư có thể kể đến:
- Phù nề toàn thân, gây tràn dịch màng phổi
- Đi tiểu ít đi so với bình thường
- Mệt mỏi, da xanh xao
- Ăn uống kém, chán ăn
- Sốt, đôi khi sốt cao
- Buồn nôn, khó chịu
- Sụt cân nhanh
Dấu hiệu bệnh thận hư
Dấu hiệu bệnh sỏi thận
Sỏi thận là tình trạng ứ đọng khoáng chất bên trong thận tạo thành các hạt với đường kính lớn, gây tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu, niệu quản,.. Nếu không sớm điều trị, bệnh sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Triệu chứng điển hình của sỏi thận như sau:
- Đau tức vùng lưng, hạ sườn dưới
- Đau mỗi khi đi tiểu
- Tiểu dắt, tiểu són
- Đi tiểu có lẫn máu, đau rát
- Hay bị sốt, cơ thể ớn lạnh
- Suy nhược cơ thể, mệt mỏi hơn
Hình ảnh bệnh sỏi thận
Triệu chứng bệnh viêm cầu thận
Khi thận của bạn xuất hiện tình trạng bị viêm, bao gồm viêm nhiễm ở các mạch máu và ở các tiểu cầu thận, hãy cẩn thận vì khi này bạn đã mắc bệnh viêm cầu thận. Viêm cầu thận có thể gây ra suy thận, thậm chí tử vong nếu như không được chữa trị kịp thời. Dấu hiệu bệnh viêm cầu thận như sau:
- Huyết áp tăng cao, thường ở trong giai đoạn viêm cầu thận cấp tính
- Việc tăng huyết áp kéo dài có thể gây tổn thương não bộ, gây ra tình trạng tai biến
- Đi tiểu có lẫn máu, tiểu ít hơn so với bình thường
- Phù mặt, mắt cá chân, tay chân
- Sốt nhẹ đến sốt cao
- Đau âm ỉ vùng thắt lưng, hạ sườn dưới
- Đau bụng dữ dội, đi ngoài ra máu
- Buồn nôn, nôn mửa
Hình ảnh bệnh viêm cầu thận
Dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu
Suy thận là tình trạng suy giảm đi các chức năng của thận, khiến thận khó có thể làm việc được như bình thường. Thông thường, các dấu hiệu của suy thận sẽ xuất hiện khi mà tình trạng của thận đang ở mức báo động. Vậy nên việc phát hiện sớm được bệnh là vô cùng quan trọng, dấu hiệu bệnh thận này có thể kể đến như:
- Buồn nôn, nôn ói
- Mệt mỏi, cơ thể khó chịu
- Hay sốt cao, người ớn lạnh
- Đi tiểu nhiều, đặc biệt vào ban đêm
- Rối loạn giấc ngủ, thậm chí mất ngủ
- Người xanh xao, thiếu sức sống
Buồn nôn cảnh báo dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu
Dấu hiệu bệnh thận mãn tính
Bệnh thận mãn tính là giai đoạn sau của tình trạng suy thận suốt một thời gian dài không được điều trị triệt để. Bệnh thận mãn tính khiến cho cơ thể suy nhược trầm trọng, nguy cơ tử vong cao nếu không được chữa kịp thời. Các dấu hiệu bệnh thận mãn tính bao gồm:
- Giảm cân nhanh
- Kém ăn, chán ăn, ăn không ngon miệng
- Mắt cá chân, chân tay bị phù nề
- Có lẫn máu ở trong nước tiểu
- Cơ bắp đau mỏi, có hiện tượng bị chuột rút
- Đi tiểu nhiều hơn vào ban đêm
- Rối loạn cương dương ở nam giới
Triệu chứng và dấu hiệu bệnh ung thư thận
Ung thư thận là căn bệnh nằm trong số những bệnh ung thư phổ biến ở người. Căn bệnh này diễn ra âm thầm và kéo dài trong nhiều năm, có thể gây tử vong nếu không chữa trị dứt điểm. Dấu hiệu bệnh ung thư thận thường gặp có thể kể đến như:
- Vùng bụng phình to, xuất hiện khối u
- Đi tiểu ra máu hoặc nước tiểu có màu hồng
- Đau tức vùng thắt lưng, hạ sườn dưới, đau âm ỉ kéo dài
- Mệt mỏi, suy nhược cơ thể do thiếu máu
- Sụt cân đột ngột
- Sốt cao
- Chán ăn, ăn không ngon miệng
Đi tiểu ra máu cảnh báo dấu hiệu ung thư thận
Cách phòng ngừa những dấu hiệu bệnh thận hiệu quả
- Tránh xa rượu bia, thuốc lá, chất kích thích: Đây đều là những chất độc có hại cho cơ thể, khiến cơ thể suy nhược, ảnh hưởng đến thận
- Ăn nhiều rau củ quả để cung cấp vitamin, chất xơ cho cơ thể
- Tránh xa đồ ăn nhiều dầu mỡ, cholesterol: Đồ ăn nhiều chất béo có thể gây hại cho gan thận nói chung, không tốt cho sức khỏe
- Ăn nhạt, ít muối: Điều này tránh dư thừa và lắng đọng khoáng chất trong cơ thể.
- Tích cực sống khỏe, tập luyện thể thao điều độ
- Sử dụng thuốc lợi tiểu nếu gặp vấn đề khi đi tiểu hoặc cơ thể bị phù nề theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Không được tự ý mua thuốc về tự điều trị
Một số câu hỏi thường gặp về bệnh thận
1. Làm thế nào để phát hiện sớm các vấn đề về thận?
Khi cơ thể của bạn sụt cân bất thường, suy nhược, mệt mỏi, tiểu kém… Hãy lập tức đến ngay các cơ sở y tế để được khám và chữa trị kịp thời. Các bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm để có thể tìm ra nguyên nhân cũng như có phương án điều trị bệnh thận cho phù hợp.
2. 5 giai đoạn của bệnh thận là gì?
Giai đoạn 1: Giai đoạn nhẹ nhất, hầu như chưa xuất hiện các dấu hiệu bệnh thận và triệu chứng đi kèm
Giai đoạn 2: Phát hiện protein trong nước tiểu, đi tiểu kém hơn so với bình thường.
Giai đoạn 3: Phù nề chân tay, mắt cá chân xuất hiện. Ngoài ra có thể xuất hiện cả đau lưng, đau hạ sườn
Giai đoạn 4: Cơ thể suy nhược, thiếu máu, thường xuyên bị sốt cao, huyết áp tăng cao. Các chức năng của thận bắt đầu suy giảm rõ rệt.
Giai đoạn 5: Các chức năng của thận đã hoàn toàn mất đi. Cơ thể luôn thấy buồn nôn, khó chịu, khó thở, đau tim, ngứa ngáy. Khi này cần tiến hành ghép thận hoặc lọc máu thường xuyên
3. Bệnh thận có chữa khỏi được không?
Hoàn toàn có thể chữa khỏi các bệnh về thận nếu như phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời. Còn nếu như bạn để cho bệnh phát triển vào các giai đoạn nặng hơn, nguy cơ phải thay thế thận, lọc máu là điều sẽ xảy ra.
4. Bệnh thận ăn gì và kiêng gì?
Bệnh thận nên ăn nhiều rau củ quả chứa vitamin và chất xơ có lợi cho cơ thể.
Nên uống đủ lượng nước hàng ngày mà cơ thể cần
Tăng giảm lượng protein đưa vào cơ thể tùy thuộc theo diễn tiến của bệnh
Tránh ăn đồ ăn quá mặn, nhiều muối kali và natri
Hạn chế lượng photpho đưa vào cơ thể mỗi ngày
Không ăn đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ và cholesterol
Tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn