Trời nắng, nếu lạm dụng nước dừa để thỏa mãn cơn khát sẽ rất hại sức khỏe, thậm chí còn nguy hiểm tới tính mạng…
Nước dừa là một thức uống giải khát thiên nhiên ngon miệng, hợp vệ sinh và bổ dưỡng. Trong nước dừa, ngoài tác dụng giải khát còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất, và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Tuy nhiên nước dừa có những tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, với những đối tượng sau đây cần hạn chế nước dừa và các sản phẩm từ nước dừa:
1. Không uống khi muốn giảm cân
Nhiều người cho rằng nước dừa hay nước cốt dừa là sản phẩm từ một loại thực vật nên có thể sử dụng tùy thích, nhưng thực ra đây là loại chất béo thực vật có hàm lượng axit béo no rất cao. Họ không biết rằng uống nước dừa rất dễ tăng cân bởi nước dừa chứa carbohydrates cùng với chất điện giải.
Người thừa cân nếu thường xuyên uống nước dừa mà không tập luyện thể thao sẽ bị thừa lượng chất điện giải vô cùng lớn, kết quả là bạn bị tăng cân nhanh chóng.
Thực tế, nước dừa chứa nhiều chất béo nên khó tiêu hóa, sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng ốm nghén của phụ nữ có thai 3 tháng đầu. (Ảnh minh họa)
2. Không uống trong 3 tháng đầu thai kỳ
Rất nhiều bà bầu quan niệm, uống nước dừa giúp con trắng da, hồng hào và xinh đẹp. Tuy nhiên hiện nay chưa có một nghiên cứu cụ thể hay thống kê chính xác về vấn đề này nên chưa thể đưa ra kết luận cụ thể.
Thực tế, nước dừa chứa nhiều chất béo nên khó tiêu hóa, sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng ốm nghén của phụ nữ có thai 3 tháng đầu.
Hơn nữa do có tính hàn, nên khi uống sẽ đưa lạnh vào cơ thể làm cho quá trình chuyển hóa cơ bản bị giảm đi. Thậm chí, cơ thể sẽ bị lạnh dẫn đến rối loạn về mặt chuyển hóa. Điều này gây nên những tác động xấu đối với giai đoạn đầu của thai kỳ.
3. Không uống khi cơ thể mệt mỏi, huyết áp thấp
Nếu lạm dụng quá nhiều nước dừa hàng ngày sẽ làm sức khỏe suy yếu đi, huyết áp tụt xuống thấp, vô cùng nguy hiểm.
Theo kinh nghiệm dân gian, nước dừa không phải loại nước có thể dùng để uống khi đi nắng về, vì dễ gây "trúng gió". Các triệu chứng thường gặp trong trường hợp này là ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt, thậm chí sốt cao.
Đặc biệt, nếu vừa thi đấu thể thao hoặc làm những công việc nặng nhọc, mất sức, không nên vội vã uống nước dừa, vì sẽ làm cho chân tay buồn rũ, giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh nhẹn. Nếu có dùng, cần phải uống từ từ từng chút một.
Buổi tối là thời điểm cơ thể bạn cần được thư giãn, nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động mệt mỏi. Nếu bạn uống nước dừa vào buổi tối dễ khiến cơ thể bị lạnh, nước dừa dễ khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu (ảnh minh họa)
4. Không tốt khi uống vào buổi tối
Buổi tối là thời điểm cơ thể bạn cần được thư giãn, nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động mệt mỏi. Nếu bạn uống nước dừa vào buổi tối dễ khiến cơ thể bị lạnh, nước dừa dễ khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu vì trong nước dừa hàm lượng chất béo rất cao (2%), khi uống vào buổi tối sẽ khiến bạn ì ạch, khó ngủ hơn.
Thời điểm uống nước dừa tốt nhất là bào buổi sáng hoặc buổi trưa để phát huy tác dụng.
5. Trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên uống
Do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên tốt nhất không trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước dừa.
Với trẻ trên 6 tháng tuổi, nếu muốn cho uống cần bắt đầu từ số lượng nhỏ, sau đó tăng lên dần. Tuyệt đối không cho bé uống quá nhiều và quá nhanh. Nước dừa cho bé phải là nước dừa non, tươi; tránh cho bé uống nước từ các quả dừa có màu nâu để tránh bị đầy hơi, khó tiêu và không tốt hệ tiêu hóa của bé.