Một người phụ nữ không hề biết rằng vết bầm tím trên vai tồn tại suốt 6 năm qua của cô là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư hiếm gặp
Người phụ nữ 31 tuổi (giấu tên) một ngày bỗng nhận thấy có một vết bầm tím khoảng 1cm nằm trên vai trái đã không hề lành sau hơn nửa thập kỷ. Cô không nhớ chính xác mình đã va đập vào đâu mà chỉ thấy vết bầm dường như đang ngày càng lớn hơn.
Sau khi tới gặp bác sĩ riêng, cô đã được tư vấn đến khoa da liễu – nơi điều trị các bệnh STI (bệnh lây qua đường tình dục) dẫn tới các bệnh ngoài da tại bệnh viện De Braga ở Bồ Đào Nha. Bác sĩ Filipa Tavares Almeida nhận thấy vết bầm của nữ bệnh nhân đã chuyển sang màu tím đậm, xung quanh có những vết trắng xanh chạy qua, chứng tỏ có sự phát triển bất thường của các tế bào.
Kết quả sinh thiết cho thấy người phụ nữ không bị nhiễm bệnh lây qua đường tình dục nhưng cô đã mắc bệnh dermatofibrosarcoma protuberans (DFSP) - một loại ung thư hiếm gặp phát triển ở các lớp sâu của da. Sinh thiết cũng phát hiện người phụ nữ có khối u Bednar, chỉ chiếm 5% trong các trường hợp bị DFSP.
Các bác sĩ sau đó đã phẫu thuật loại bỏ khối u thành công, sức khỏe bệnh nhân hiện đã ổn định và đang chờ theo dõi thêm.
DFSP thường ảnh hưởng đến vùng giữa lưng, lưng hoặc vai, hiếm khi lan rộng, vì vậy bệnh nhân có tỷ lệ sống sót cao sau khi điều trị. Các khối u Bednar được tạo thành melanin, làm cho các tế bào có màu sắc của chúng và khiến ung thư DFSP có màu đỏ hoặc nâu. Các dấu hiệu của bệnh thường bị chẩn đoán nhầm là bệnh da liễu tăng trưởng vô hại.
Chúng cũng có thể bị nhầm lẫn với ung thư các tế bào sản xuất mô sợi, hay còn gọi là u xơ tử cung, hoặc khối u ác tính chết người.
Dermatofibrosarcoma Protuberans (DFSP) là một loại ung thư hiếm gặp phát triển ở các lớp sâu của da. Khoảng 1-5 trường hợp bị mắc bệnh trong một triệu người. Người da đen có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi so với người da trắng.
Nó chủ yếu hình thành trên cơ hoành, nhưng cũng có thể được nhìn thấy trên các chi, đầu và cổ. Mặc dù DFSP có thể tái xuất hiện ở cùng một vị trí sau khi bị loại bỏ, tỷ lệ trường hợp nó lây lan ở những nơi khác trong cơ thể chiếm khoảng 5%.
Khối u thường bắt đầu với vết bầm tím, đỏ khoảng 1-5 cm. Nó thường phát triển rất chậm trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm và có thể ngày càng to hơn. Triệu chứng đỏ và đau chỉ xảy ra trong 15% các trường hợp mắc bệnh.
Hiện chưa rõ nguyên nhân gây ra DFSP. Một vết sẹo phát triển sau khi bị bỏng hoặc phẫu thuật có thể là một yếu tố nguy cơ. Bệnh này không được cho là do di truyền.
Điều trị thường bao gồm phẫu thuật để loại bỏ vùng da bị ảnh hưởng. Nếu khối u đã lan rộng, có thể phải xạ trị. Ngay cả trong trường hợp khối u đã tái phát, phẫu thuật đã được chứng minh là có tỷ lệ chữa khỏi tới 98%.