Vì sao không tiếp xúc F0, tự nhiên mắc COVID-19?

Ngày 21/08/2021 08:41 AM (GMT+7)

Số ca nhiễm COVID-19 cộng đồng ở TP.HCM tăng cao trong những ngày qua, vượt cả ca nhiễm trong khu cách ly và phong tỏa.

Những ngày qua, số ca mắc COVID-19 được sàng lọc tại cộng đồng và bệnh viện tăng cao. Sở Y tế TP.HCM lý giải một trong các lý do số ca F0 tăng cao hơn ngày thường là TP đang thực hiện chiến lược xét nghiệm bóc tách F0.

Việc giao, nhận hàng không đảm bảo khoảng cách; nhận hàng, nhận tiền không xịt khuẩn khi chạm vào có thể tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Ảnh: HOÀNG GIANG img src/upload/3-2021/images/2021-08-21/1629509713-73cadb5e56a2074c570282481a58e621.jpg width660 /

Việc giao, nhận hàng không đảm bảo khoảng cách; nhận hàng, nhận tiền không xịt khuẩn khi chạm vào có thể tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Ảnh: HOÀNG GIANG Vì sao không tiếp xúc F0, tự nhiên mắc COVID-19? - 2

Nhân viên y tế xịt cồn sát khuẩn sau mỗi lần thay găng tay khi lấy mẫu xét nghiệm cho người dân ở TP Thủ Đức, TP.HCM. Ảnh: HOÀNG GIANG Người đi làm về lây cho cả nhà

Đồng tình với việc bóc tách F0 của TP nhưng BS Phạm Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Bình Chánh, lo ngại các ca F0 đã có khả năng lây từ trước.

Thời gian qua, mặc dù TP thực hiện Chỉ thị 16 nhưng người dân vẫn di chuyển bên ngoài nhiều.

Các chốt kiểm soát chỉ kiểm soát được các tuyến đường chính còn hẻm, ngõ thì người dân vẫn còn đi qua và khó kiểm soát được họ giao lưu, tiếp xúc với ai. Bên cạnh đó, những khu vực dân cư người dân vẫn có sự giao tiếp với nhau, đặc biệt khu vực phong tỏa cán bộ chỉ quản lý bên ngoài, không thể đi vào trong để kiểm soát.

TP đang thực hiện cho cách ly F0 tại nhà, tuy nhiên không loại trừ các trường hợp tự test nhanh dương tính và không báo cáo vì sợ đưa đi cách ly, nếu điều kiện không đảm bảo là nguy cơ lây lan dịch bệnh. Khi có triệu chứng thì họ mới báo khiến địa phương trở tay không kịp, liên hệ cơ sở y tế để đưa đi thì gặp khó khăn. Do vậy trong khi chờ y tế địa phương, họ tự di chuyển đi các nơi cũng là nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Riêng ở huyện Bình Chánh, thời gian qua cũng có vài trường hợp dương tính nhưng không đủ điều kiện cách ly tại nhà, chính quyền phải cố gắng vận động để đưa họ đi. “Trạm y tế mới báo một trường hợp dương tính, test nhanh cả nhà dương tính nhưng muốn cách ly tại nhà” - BS Tuấn kể.

Một nhân viên trạm y tế tham gia chống dịch tại một phường ở TP.HCM cho biết một số khu phong tỏa mới được giải phóng phải phong tỏa lại vì phát hiện F0. Đáng chú ý, F0 này là những người được phép di chuyển đi làm trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16 như nhân viên siêu thị, nhân viên công ty. Khi công ty xét nghiệm dương tính thì họ đã lây cho cả nhà, lây cho cả hàng xóm. “Những người hay di chuyển và đi làm ở công ty thì công ty nên bố trí chỗ ở cho họ ở lại, tránh về nhà tiếp xúc. Nếu về nhà thì nhà phải có phòng riêng, không ăn cơm, nói chuyện, giữ khoảng cách với những người ở trong nhà” - nhân viên này gợi ý.

Hiện tại, công ty phát hiện nhân viên dương tính cũng đưa về địa phương chứ không cho đi cách ly tập trung như trước, tương tự các nơi cũng vậy nên F0 buộc phải di chuyển nhiều hơn.

Đặc điểm nhiều khu nhà ở TP.HCM nhỏ hẹp, không có luồng không khí lưu thông, mở cửa thì bị hàng xóm phản ứng nên dễ lây lan. Người dân đi mua thực phẩm nhiều lần cũng làm nguy cơ lây nhiễm cao.

Gọi tổ phản ứng nhanh để cấp cứu F0

Vừa qua, UBND TP.HCM chỉ đạo các địa phương thành lập tổ phản ứng nhanh để kịp thời tiếp nhận và cấp cứu F0 cách ly tại nhà. Theo đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã công bố danh sách và số điện thoại 312 tổ phản ứng nhanh cấp cứu F0 tại từng địa phương để người bệnh liên hệ. 

Nguy cơ lây nhiễm do lấy mẫu xét nghiệm, sinh hoạt

Trước chiến dịch xét nghiệm bóc tách F0, BS Trần Văn Ngọc, Chủ tịch Hội Hô hấp TP.HCM, lo ngại biến chủng Delta lây lan với tốc độ rất khủng khiếp với tỉ lệ năm F1 tiếp xúc F0 nên việc xét nghiệm sàng lọc cộng đồng có khả năng đuổi không kịp tốc độ lây của virus. Chưa kể hệ lụy của việc làm này có thể làm lây lan virus càng dễ hơn do cách tổ chức thiếu khoa học, nhất là lây bệnh cho người già và người có bệnh nền chưa được tiêm ngừa đang trú ẩn trong nhà.

Ngoài ra, theo BS Ngọc, một khi còn sự tiếp xúc thì vẫn còn lây nhiễm bệnh cho nhau trừ khi “ở một mình trên sa mạc”. Nhiều người dân ý thức 5K chưa tốt, đa số không đeo khẩu trang đúng cách. “Nhiều người mang khẩu trang cho có, xong kéo lên kéo xuống uống nước, ăn uống, mang khẩu trang không đúng chuẩn. Khẩu trang y tế thông thường đủ chuẩn phải là ba lớp trở lên, mang vào phải thấy ngộp thì mới kín... còn mang vào mà vẫn cảm thấy thở nhẹ nhàng, thoải mái quá là không đúng” - BS Ngọc nêu.

Một chuyên gia y tế cũng đồng tình số ca F0 tăng nhanh trong cộng đồng, khả năng cao là do 5K không được tuân thủ nghiêm ngặt, không chỉ ở dân thường mà cả ở những “mặt trận” tưởng ổn mà chưa ổn. Tại các điểm tiêm vaccine, vẫn còn người dân chưa tuân thủ 5K. Về phía nhân viên lấy mẫu, chuyên gia này nhận xét có bao nhiêu phần trăm số này là nhân viên lấy mẫu chuyên nghiệp hoặc là lực lượng hỗ trợ tăng cường “thẩm thấu” những gì được huấn luyện? “Không phải họ không ý thức, mà họ không nghĩ có một số hành động của họ vô ý phạm 5K và làm lây lan dịch bệnh” - chuyên gia này phân tích.

Theo chuyên gia này, theo quy định của nước ngoài, một người dân lấy mẫu thì nhân viên y tế phải thay một găng tay mới, ở Việt Nam nếu tiết kiệm có thể dùng vài người một găng tay và xử lý xịt cồn sát khuẩn sau mỗi lần thay găng.

“Vậy tất cả có đảm bảo hành động xịt cồn sát khuẩn của người lấy mẫu thực hiện đúng, đảm bảo cồn phủ hết bề mặt găng tay hay không. Không phải họ ẩu, mà vấn đề là các bạn đó không phải nhân viên y tế chuyên nghiệp nên không thuần thục. Và chỉ cần không may trong nhóm lấy mẫu có một ca dương tính thì nguy cơ sẽ lây ra cho cả một nhóm người đến xét nghiệm vào hôm đó” - chuyên gia này lo ngại.•

Những lưu ý ngăn ngừa trước hàng loạt nguy cơ

BS Nguyễn Thanh Lâm, Giám đốc Phòng khám đa khoa Tâm An (huyện Nhà Bè, TP.HCM), cho biết khi tham vấn, ông được nhiều ca F0 chia sẻ: “Tôi không ra khỏi nhà mấy tuần nay, sao bị mắc COVID-19 được?”. BS Lâm nhận thấy nguy cơ mắc bệnh có thể đến từ hoạt động sinh hoạt hằng ngày của mỗi người. Khi tìm hiểu lịch sinh hoạt của các F0, BS Lâm nhận thấy nhiều kẽ hở để COVID-19 tấn công. Cụ thể, nhận hàng, giao hàng không đảm bảo khoảng cách, nhận hàng, nhận tiền không xịt khuẩn khi chạm vào.

Thêm hàng loạt hành vi gây nên nguy cơ lây nhiễm khi ra đường: Nhận giấy tờ từ các chốt kiểm tra, thẻ gửi xe khi đi tiêm ngừa, máy đo huyết áp, ống nghe của bác sĩ, găng tay nhân viên y tế không xịt sát khuẩn qua mỗi người, giấy xác nhận đã tiêm ngừa, bấm nút thang máy... mà không sát khuẩn; đứng ở khoảng cách xa với F0 nhưng thuận chiều gió...

“Do đó phải luôn đeo khẩu trang, kính chống giọt bắn kín đáo che hai bên kính khi phải tiếp xúc, tránh đi chung thang máy với F0. Nên hạn chế sử dụng nhà vệ sinh công cộng có không gian kín, tay nắm cửa, nút xả bồn cầu, vòi xịt vệ sinh, nếu cần thì sử dụng nhanh và xịt sát khuẩn tay, tạm thời dán kín những nơi thông ra cột thông gió thông tầng” - BS Lâm khuyến cáo.

Theo BS Lâm, người bệnh còn có thể bị lây nhiễm từ quần áo, vật dụng khi đi ra ngoài rồi đem về nhà. Khi về nhà, cần vào thẳng nhà vệ sinh thay quần áo, tắm rửa, khò họng, xịt rửa mũi, bỏ quần áo vào giặt riêng, chú ý thẻ xe, thẻ thang máy, tiền dư... cần khử khuẩn tất cả những gì từ bên ngoài đem về nhà.

Có năm phương cách sát khuẩn có thể áp dụng gồm xịt cồn, chiếu đèn cực tím UV, phơi nắng UV, rửa dưới vòi nước nóng, sưởi đèn tròn có sức nóng, rửa dưới vòi nước nóng. BS Lâm lưu ý không nên ra ngoài khi không có khẩu trang và kính bảo hộ che kín hai bên, không đưa tay lên mặt khi chưa sát khuẩn tay, không đem bất cứ vật gì vào nhà khi chưa sát khuẩn kỹ.

Hà Nội sáng 21/8 có 29 ca, trong đó một khu vực nội thành có tới 12 ca cộng đồng
Trong sáng 21/8, Hà Nội ghi nhận 29 ca mắc mới, trong đó 18 ca tại cộng đồng và 11 ca trong khu cách ly.

Dịch COVID-19

Theo Hoàng Lan
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19