Vào mùa hè trong phòng khám ngoại trừ những bệnh truyền nhiễm thường thấy, thì không ít phụ nữ đi khám bởi “vùng kín” bị phát bệnh.
Bác sĩ Khoa sản, Điền Tri Học chia sẻ với Ettoday về một bệnh nhân nữ tên Vương Hiểu, 45 tuổi. Khi đến phòng khám, bệnh nhân phàn nàn vì vì bị đau phần dưới cơ thể, đi bộ cũng khó, thậm chí đi tiểu cũng đau, khi đi tiểu còn bài tiết ra dịch bất thường. Khi bác sĩ cởi đồ lót để kiểm tra, nhìn thấy cảnh tượng trước mắt, bác sĩ vô cùng sốc.
Khi cởi quần lót, bác sĩ phát hiện, toàn bộ vùng kín chứa dịch màu đỏ, màu đen, màu xám, còn xuất hiện da bong tróc, dùng ngón tay ấn nhẹ thì âm đạo không ngừng chảy dịch, khi bác sĩ lau dịch tiết từ phần dưới cơ thể bằng khăn giấy, vì có mủ chảy ra nên giấy cũng bị dính vào “vùng kín”.
Bác sĩ Điền Tri Học chia sẻ về trường hợp của Vương Hiểu.
Sau khi làm xét nghiệm máu, quả nhiên phát hiện các tế bào bạch cầu tăng cao, đường huyết cũng cao, ngay cả chức năng thận cũng bị suy yếu. Bác sĩ vội vàng dùng kháng sinh, tiến hành làm sạch vết thương và tiêu độc.
Sau khi tìm hiểu được biết, hóa ra Vương Hiểu được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường ở tuổi 40 nhưng vì không biết khống chế căn bệnh đúng cách, cộng thêm việc vào mùa hè oi bức dễ xuất hiện các về đề phụ khoa, phần âm hộ bị viêm loét nghiêm trọng, cuối cùng dẫn đến nhiễm trùng huyết. Vương Hiểu cần phải tiến hành phẫu thuật và được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt.
Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo như thế nào?
Tiểu đường là một bệnh lý mãn tính đặc trưng bởi nồng độ đường trong máu tăng cao, kéo dài. Đường huyết cao sẽ là môi trường dinh dưỡng thuận lợi cho sự sinh sản và phát triển của nấm cũng như các hệ vi sinh vật khác, do vậy người bệnh tiểu đường rất dễ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.
Mặt khác, bệnh tiểu đường gây tổn thương tới các tế bào mạch máu, làm giảm sức đề kháng của cơ thể và giảm số lượng các tế bào miễn dịch di chuyển tới vị trí nhiễm trùng để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho nấm men phát triển và tồn tại lâu dài.
Phụ nữ bị tiểu đường, khả năng mắc các bệnh phụ khoa cũng tăng cao
Khi bị nhiễm nấm âm đạo, người bệnh sẽ thường xuất hiện các triệu chứng như: Ngứa nhiều ở âm đạo, cảm giác bỏng rát, nhất là về đêm; khí hư ra nhiều, trắng đục, mùi hôi; đau rát khi đi tiểu, quan hệ… Thăm khám phụ khoa sẽ tìm thấy các tế bào, bào tử nấm ở dịch âm đạo, niêm mạc âm đạo sưng tấy, đỏ và có những mảng khí hư bám xung quanh thành.
Bệnh nấm âm đạo ở phụ nữ có đặc điểm là rất dễ tái phát và kéo dài dai dẳng. Nếu không được điều trị tốt thì có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng như vô sinh, sảy thai, viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung, viêm niêm mạc tử cung, viêm vòi trứng, giang mai, lậu...
Làm thế nào để phụ nữ ngăn ngừa viêm nhiễm âm đạo?
Bác sĩ Điền Tri Học cho rằng, điều quan trọng để ngăn ngừa viêm nhiễm âm đạo chính là duy trì thói quen sống có quy luật, tránh thức khuya, kiên trì tập thể dục. Trong chế độ ăn uống cũng cần bổ sung nhiêu nước, trái cây và rau xanh, tránh ăn nhiều thực phẩm cay nóng và chiên nhiều dầu mỡ.
Phụ nữ tránh mặc quần áo bó sát cũng chính là cách bảo vệ vùng kín khỏi viêm nhiễm
Khi đi vệ sinh, lau sạch vùng kín từ trước ra sau để giảm khả năng viêm âm đạo đạo do nhiễm nấm candida đường ruột. Tốt nhất là duy trì sự thông thoáng và thoải mái ở nơi riêng tư, tránh mặc quần áo chật, kín hơi trong thời gian dài. Cố gắng mặc quần áo rộng và thoáng. Chọn đồ lót được làm từ cotton, và tránh sử dụng băng vệ sinh hàng ngày để giảm sự phát triển của vi trùng.
Thời tiết mùa hè nóng và ẩm, nếu phụ nữ không giữ vệ sinh tốt, rất dễ mắc viêm âm đạo. Viêm âm đạo là một vấn đề phụ khoa rất phổ biến ở phụ nữ. Nếu phụ nữ cảm thấy ngứa âm đạo, có mùi, chảy dịch bất thường hoặc đau rát… bạn nên chủ động tìm cách điều trị y tế.