Điều trị tín đồ nghiện mua sắm rất tốn kém!

Ngày 28/03/2014 00:07 AM (GMT+7)

Điều trị bệnh nghiện mua sắm không chỉ cần sự giúp đỡ của chuyên gia, nhà tâm lý ... mà còn do trong quá trình, người bệnh thiếu kiểm soát và lao vào mua sắm điên cuồng hơn.

Nghiện mua sắm sẽ là bệnh lý nếu đi kèm những triệu chứng như bồn chồn, lo lắng, nói nhiều. Không chỉ gây hậu quả về kinh tế gia đình, mâu thuẫn nảy sinh giữa các thành viên, nghiện mua sắm cũng cần điều trị một cách cẩn thận.

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Bế Thị Hiển (Nguyên Trưởng khoa Lâm sàng – Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương) cho biết, khi còn làm việc ở bệnh viện, mỗi năm có khoảng 10 ca nghiện mua sắm có các rối loạn tâm thần kèm theo vào điều trị.

Bác sĩ Hiển chỉ rõ: “Người bị nghiện mua sắm là cứ mua nhiều đồ đạc, hàng hóa, đến khi mua ở mức độ quá nhiều thì được người nhà đưa vào bệnh viện để được tư vấn, điều trị. Đây là dạng rối loạn cảm xúc lưỡng cực pha hưng cảm không có loạn thần. Thậm chí, có những bệnh nhân khi vào viện không nhận ra bệnh lý mà chỉ nghĩ đó là thói quen mà thôi”.

Xem thêm chuyên đề "Bệnh nghiện mua sắm":

Nghiện mua sắm tương tự nghiện ma túy

Bi hài hệ lụy của bệnh nghiện mua sắm

Qua thực tế làm việc, bác sĩ Hiển nhận ra, trước đây, khi kinh tế còn khó khăn hầu như không có bệnh nhân nghiện mua sắm. Hiện nay, hàng hóa phong phú, đa dạng, nhiều gia đình có điều kiện về kinh tế hơn. Thậm chí, những người mua sắm quá mức này nắm giữ kinh tế gia đình.

“Nghiện mua sắm không phải là bệnh lý nếu không đi kèm các triệu chứng mất ngủ, bồn chồn, lo lắng, nói nhiều… Trên thực tế cũng có nhiều người rối loạn thói quen như vậy và tự khắc phục tại nhà do không có các triệu chứng đi kèm”, bác sĩ Hiển chỉ rõ.

Việc nghiện mua sắm là rối loạn lưỡng cực hưng cảm không có loạn thần tức chỉ mua sắm trong cơn hưng cảm.  Mua sắm trong cơn hưng phấn chứ không phải la hét hay mất trí nhớ, nếu như vậy thì không mua bán được. Thực tế, với những người nghiện mua sắm, sau khi mua xong, chính họ nhận ra không đáng mua, có người còn đưa hàng hóa đi trả lại nhưng không mua lại không chịu được.

Điều trị tín đồ nghiện mua sắm rất tốn kém! - 1

Việc nghiện mua sắm là rối loạn lưỡng cực hưng cảm không có loạn thần tức chỉ mua sắm trong cơn hưng cảm (ảnh minh họa)

Có thể dùng tâm lý hoặc hóa dược

Rõ ràng việc nghiện mua sắm  hiện nay chưa đến mức đáng lo ngại. Tuy nhiên, xét cho cùng, điều này làm hao tổn kinh tế gia đình, dẫn đến những mâu thuẫn, tranh cãi khiến ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.  Mặt khác, chính người thân của những người nghiện mua sắm mang tâm trạng lo lắng vì tiền trong nhà “đội nón ra đi”, xoay sở đưa các đồ đạc đã được mua đi trả, lo ngại nếu chữa bệnh không hết sẽ làm ảnh hưởng đến túi tiền của gia đình.

“Việc mua sắm quá đà như vậy dẫn đến nợ nần, kinh tế tốn kém, vợ chồng cãi nhau làm cho gia đình căng thẳng. Tâm lý trong gia đình stress khiến stress cuộc sống xã hội nói chung”, bác sĩ Hiển nói thêm.

Theo bác sĩ, nghiện mua sắm là nghiện không chất nên có thể cai bằng tâm lý hoặc hóa dược. Sử dụng hóa dược để chữa khi kèm rối loạn khác, còn nếu không kèm triệu chứng mất ngủ, nói nhiều chỉ cần biện pháp tâm lý.

“Dù sử dụng biện pháp nào đi chăng nữa vẫn cần sự cách ly với môi trường để có thể dẫn đến mua sắm trong một thời gian nhất định. Khi có những biểu hiện mua sắm quá mức có thể chưa xuất hiện những triệu chứng kèm theo vẫn cần đến các bác sĩ tâm thần để được tư vấn kịp thời”, bác sĩ Hiển nhấn mạnh.

Điều trị tín đồ nghiện mua sắm rất tốn kém! - 2

Donald Black, giáo sư tâm thần học tại Đại học Y khoa Iowa thẳng thắn chia sẻ -  "Các loại thuốc chống trầm cảm thường được dùng, nhưng hiệu quả không cao và không giống nhau ở các trường hợp. Phương pháp chữa tập trung vào chương trình điều trị hành vi nhận thức, tư vấn tín dụng hoặc nợ có thể rất hữu ích cho một số người. "

Điều trị cho một tín đồ nghiện mua sắm có thể rất tốn kém, không chỉ vì sự giúp đỡ chuyên nghiệp của nhiều chuyên gia, nhà tâm lý ... mà còn do trong quá trình, người bệnh thiếu kiểm soát và lao vào mua sắm điên cuồng hơn. 

Đón xem kỳ 4 là một cuộc trò chuyện bàn tròn với một cô nàng là tín đồ rất đam mê thời trang  - Moon Doãn và cùng lắng nghe những chia sẻ của cô về căn bệnh nghiện mua sắm vào lúc 5h00 ngày 29/3 trên chuyên mục thời trang nhé!

Anh Minh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan