Bây giờ nghĩ lại những ngày nằm viện, con sốt cao 40 độ, liên tục nôn ói, vừa ôm con vừa khóc, chị Thu Ngọc vẫn còn rùng mình sợ hãi.
Trận ốm tròn 8 ngày nằm viện vừa qua của con quả là một kinh nghiệm "nhớ đời" mà có lẽ chị Nguyễn Thu Ngọc (32 tuổi, Giảng Võ, Hà Nội) sẽ không bao giờ quên. Bé Bin, con trai chị Ngọc mới chỉ 11 tháng tuổi nhưng đã phải tiêm và uống hàng chục loại thuốc, kháng sinh, hạ sốt, sụt đi hơn 2kg... chỉ vì căn bệnh sốt xuất huyết.
Vừa đưa con trở về từ tay "tử thần", chị Thu Ngọc có những chia sẻ rất hữu ích cho các bậc cha mẹ, nhất là trong thời điểm mùa hè mùa mưa, dịch sốt xuất huyết đang có nguy cơ bùng phát.
Ảnh minh họa
Suýt mất con vì chủ quan, thiếu kiến thức
Nhà chồng chị Thu Ngọc ở trong ngõ hẻm nhưng được mảnh đất các cụ để lại nên rất rộng, có nguyên một mảnh vườn sau nhà để trồng rau và các loại cây cối cùng một hồ cá cảnh. Không khí nhà vườn quả thật rất trong lành nhưng cũng khá nhiều muỗi. Vậy nhưng hồi mới sinh cu Bin, nghĩ chủ quan, chỉ cần cố gắng khi con ngủ đậy màn chụp là được nên chị Ngọc cũng không để tâm nhiều. Vậy nhưng chính sự chủ quan ấy đã cho chị một bài học "nhớ đời".
Chị kể: "Tôi còn nhớ khi khoảng giữa tháng 6, Hà Nội hứng chịu cơn giông lịch sử, mưa rả rích kéo dài 2 ngày liên tiếp. Sau đợt mưa bão ấy, đang khoẻ mạnh cu Bin bỗng nhiên sốt cao 38 độ liên tục, có những lúc lên tới 40 độ suốt 3 ngày liền. Nghĩ con ốm sốt do thay đổi thời tiết, tôi ra sức mua thuốc hạ sốt về cho con uống. Đến ngày thứ 4 thì trên da con bắt đầu nổi mẩn đỏ kín cả một vùng. Nghe mọi người nói con như thế là bị sốt phát ban "sắp khỏi rồi" nên tôi cũng khá yên tâm.
Vậy nhưng cũng đêm hôm đó, con bắt đầu nôn ói, cả ngày hôm sau cứ ăn được chút sữa là lại trớ ra bằng sạch. Lúc đó, tôi mới hốt hoảng cùng chồng bế con vào bệnh viện."
Nghe bác sỹ nói con bị sốt xuất huyết, nếu đưa vào viện chậm một chút nữa thì bệnh biến chứng khó lường, khi đó, chị Ngọc mới như rụng rời tay chân. Cu Bin nằm viện gần 8 ngày, 8 ngày cả hai vợ chồng chị cùng gia đình hai bên phải thay phiên nhau chăm sóc dỗ dành. "Nhìn đứa con chưa đầy 12 tháng tuổi sốt cao không ăn uống được gì, chỉ vài ngày đã sụt đi gần 2 cân, tôi ân hận vô cùng." chị Ngọc xót xa.
Kinh nghiệm "xương máu" để phòng tránh sốt xuất huyết
Năm 2015, sốt xuất huyết được dự báo sẽ diễn biến phức tạp do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dẫn đến dịch bệnh khó kiểm soát. Hiện nay, số lượng bệnh nhi mắc sốt xuất huyết đã bắt đầu tăng cao, nhất là ở các tỉnh khu vực miền Nam khi bắt đầu mùa mưa. Khi được hỏi về dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết và cách phòng tránh, chị Ngọc cho biết:
"Ở cùng con hơn 1 tuần trong bệnh viện, tôi chứng kiến không biết bao nhiêu trường hợp trẻ bị sốt xuất huyết mà phần lớn là do người lớn chủ quan, không có ý thức phòng tránh cho trẻ. Theo tôi, bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý:
1. Chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết rất khó và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Vì vậy tốt nhất khi thấy trẻ đang chơi khỏe mạnh đột ngột sốt cao hơn 2 ngày liên tiếp, sau đó có thể có một số dấu hiệu như biểu hiện xuất huyết ở da cha mẹ cần nghĩ ngay đến sốt xuất huyết và đưa trẻ vào viện thăm khám, không tự ý điều trị tại nhà.
2. Một sai lầm thường gặp nữa là phụ huynh khi thấy con hết sốt thì chủ quan, không tiếp tục theo dõi. Bệnh sốt xuất huyết do virus nên thường có hiện tượng sốt đi sốt lại và diễn tiến bất thường. Nếu trẻ hết sốt nhưng vẫn còn biểu hiện bất thường như tay chân lạnh, đau bụng, nôn ói nhiều thì cần theo dõi để đưa trẻ nhập viện cấp cứu kịp thời.".
Ngoài việc chia sẻ những dấu hiệu nhận biết bệnh, chị Thu Ngọc còn chia sẻ đến những kiến thức về phòng tránh và chọn kem chống muỗi cho con mà chị được các bác sỹ tư vấn. Theo chị, phòng bệnh hơn chữa bệnh, cha mẹ tuyệt đối đừng bao giờ chủ quan mà lười bôi kem chống muỗi cho con, nhất là vào thời điểm mùa hè khi số trẻ mắc bệnh tăng cao do thời tiết thay đổi.
Không chỉ nhà vườn, nhà đất mà ngay cả chung cư cao tầng cũng vẫn có khả năng có muỗi, do đó khi con ngủ, nhất là con sơ sinh phải luôn nhớ mắc màn cẩn thận và dùng kem chống muỗi.
Khi đi du lịch hoặc đến những vùng rừng núi thì càng cần phải chủ động mang theo kem chống muỗi để phòng tránh.
"Tuy nhiên, không phải loại kem chống muỗi nào cũng có thể sử dụng cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Một chuyên gia đầu ngành từng tư vấn cho tôi khi chọn kem chống muỗi:
Hiện nay hầu hết các loại kem chống muỗi trên thị trường đều chỉ dành cho trẻ trên 6 tháng tuổi, chỉ có một số loại được chứng nhận an toàn và hiệu quả cho trẻ sơ sinh nên các mẹ cần phải đọc kỹ độ tuổi cho phép trên bao bì.
Ngoài ra cha mẹ phải lưu ý chọn loại kem có thành phần bảo vệ tự nhiên, KHÔNG có DEET. DEET là hoạt chất chống muỗi và côn trùng, có tác dụng mạnh nên chống chỉ định với trẻ dưới 2 tuổi. Trẻ từ 2-12 tuổi chỉ được sử dụng SP có chứa DEET với hàm lượng 10% trở xuống. Do vậy, tốt nhất để an tâm thì chọn loại sản phẩm KHÔNG DEET để đỡ phải lo nghĩ gì về việc tỉ lệ có an toàn hay không" - chị Thu Ngọc nhấn mạnh.
Kem chống muỗi Chicco Italy có thành phần tự nhiên với hoạt chất Citrodiol chiết xuất từ cây Bạch đàn Úc, có thể chống lại những loại muỗi nguy hiểm nhất như muỗi Hổ châu Á (muỗi Vằn), muỗi Alnopheles và đặc biệt không chứa DEET, không chất tạo màu, không parabens, không gây kích ứng ngay cả với da nhạy cảm.
SP chống muỗi được nhập khẩu từ Ý, an toàn và hiệu quả cho trẻ từ sơ sinh
Trong chương trình “Chung tay đẩy lùi dịch Sốt xuất huyết”, kem chống muỗi Chicco Italy giảm giá 20% trong dịp cao điểm dịch sốt xuất huyết này. Hãy tới ngay các cửa hàng bán đồ trẻ con hoặc tới cửa hàng MamanBébé tại các TTTM cao cấp Vincom và Lotte hoặc đặt mua chống muỗi Chicco trên trang Deca và MamanBébé ngay nhé.
Kem chống muỗi Chicco cũng là dòng sản phẩm được nhập khẩu về Việt Nam hiện nay được Viện Vệ sinh Dịch tễ TW khảo nghiệm sử dụng an toàn và hiệu quả cho trẻ sơ sinh, được Bộ Y Tế Việt Nam và Cơ quan quản lý ở trên 100 quốc gia (Mỹ, Nhật, EU và các nước khác) cấp giấy phép lưu hành, an toàn tuyệt đối cho cả trẻ sơ sinh và mẹ bầu. Sản phẩm này được sản xuất tại Ý, có tác dụng bảo vệ làn da và chống muỗi lên đến 3 giờ, lâu hơn so với các sản phẩm chống muỗi chiết xuất tự nhiên khác.