10 giải pháp giúp gan khỏe mạnh: Lưu ý đồ ăn, thức uống trên mâm cơm hàng ngày

Ngày 27/12/2019 19:00 PM (GMT+7)

Hạn chế uống rượu bia, không sử dụng những đồ ăn hoặc gạo, ngô, đỗ, lạc đã bị mốc để tránh gây độc cho lá gan.

10 giải pháp giúp gan khỏe mạnh: Lưu ý đồ ăn, thức uống trên mâm cơm hàng ngày - 1

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, bác sĩ Trần Quốc Khánh - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

10 giải pháp giúp gan khỏe mạnh: Lưu ý đồ ăn, thức uống trên mâm cơm hàng ngày - 2

Thạc sĩ, bác sĩ Trần Quốc Khánh

Gan vô cùng quan trọng, nó giống như một kho “hậu cần” tiếp nhận mọi loại chất chúng ta thu nạp vào, phân loại chúng, thải bỏ chất độc và tạo ra những “tinh chất” để dòng máu mang đi nuôi các tế bào.

Gan giống như một “người anh hùng thầm lặng” nhưng hầu hết mọi người đang đối xử vô cùng tệ bạc với nó. Hậu quả là gan của rất nhiều trong chúng ta đã bị tổn thương nghiêm trọng và tổn thương đến rất sớm. Và một tỷ lệ lớn trong đó đã bị suy, bị xơ, bị ung thư,…

Dưới đây là 10 giải pháp giúp chúng ta có được một lá gan khoẻ mạnh:

1. Hạn chế rượu bia: Chất alcohol sau khi uống rượu bia sẽ tiếp xúc với gan rất nhanh, các tế bào gan vô cùng vất vả để xử lý cũng như thải độc. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta hiện nay đang dùng một lượng rượu bia lớn trong mỗi lần uống, vượt quá khả năng xử lý và chịu đựng của gan khiến tế bào gan bị tổn thương, phá huỷ rất khủng khiếp sau mỗi lần uống. Và sự tái tạo của tế bào gan không thể đấu lại được với mức độ phá huỷ này.

Khuyến cáo hiện nay, mọi người chỉ nên dùng 1 ly rượu mỗi ngày với nữ giới và 2 ly với nam giới (rượu 40 độ trở lại). Nguy hại cho gan nói riêng và cho cơ thể nói chung sẽ xuất hiện khi ta dùng quá 8 ly mỗi tuần với nữ giới và 15 ly với nam giới.

Tệ nạn uống rượu hiện nay còn nguy hiểm hơn khi nhiều người uống rượu ngâm hỗn hợp nhiều loại động, thực vật khác nhau để uống cùng một lúc hoặc uống rượu có nồng độ quá cao (trên 40 độ). Bởi vậy, tuyệt đối không uống nhiều loại rượu ngâm trong mỗi lần uống.

Tỷ lệ người bị viêm gan B ngày nay trong cộng đồng người Việt rất cao, việc uống rượu nhiều ở những người đó gần như là đang tự sát. Vì thế, nếu bị viêm gan B xin hãy bỏ rượu bia trước khi quá muộn, vì chính mạng sống của mình và cũng cho cả tương lai của gia đình.

Khi gan đã bị xơ hoặc bị suy mạn, chưa nói đến ung thư gan, thì thời gian sống đã không còn nhiều nữa, trừ khi chúng ta có đủ tiền và cả đủ “duyên” để có gan ghép (chỉ riêng tiền cần hơn 1 tỷ).

2. Kiểm soát việc dùng thuốc chữa bệnh: Chúng ta chỉ dùng thuốc chữa bệnh khi thực sự cần thiết và nghiêm ngặt tuân thủ theo đơn của bác sĩ. Tuyệt đối không được dùng quá liều so với đơn bác sĩ kê. Tuyệt đối không được uống rượu bia khi dùng thuốc chữa bệnh, cũng như tuyệt đối không được phối hợp thuốc đông-tây y, thuốc tây với thuốc nam, nghĩa là phối hợp rất nhiều thuốc của nhiều phương thuốc khác nhau cho mỗi lần chữa trị.

Hiện nay, nhiều bệnh nhân nhập viên cấp cứu do suy gan - suy thận cấp sau dùng thuốc nam - thuốc gia truyền không rõ nguồn gốc. Với thuốc nam - thuốc gia truyền, chúng ta không thể kiểm soát được thành phần, hàm lượng, tạp chất cũng như những tác dụng phụ, tác dụng cộng hưởng... khi dùng.

10 giải pháp giúp gan khỏe mạnh: Lưu ý đồ ăn, thức uống trên mâm cơm hàng ngày - 3

Việc dùng thuốc thiếu kiểm soát gây hại rất lớn cho gan. (Ảnh minh họa)

Chưa kể rất nhiều các bài thuốc đó có chứa những kim loại nặng vô cùng độc hại như chì, thuỷ ngân... Những thành phần không được phép xuất hiện trong cơ thể chúng ta. Trước khi dùng thuốc, mọi người nhớ đọc kỹ những chỉ dẫn đi kèm, đặc biệt chú ý:

- Những thuốc giảm đau không cần kê đơn như Acetaminophen (Tylenol..), Aspirin, Ibuprofen (Advil, Motrin IB...) và Naproxen (Aleve..) có thể làm hỏng gan của chúng ta, đặc biệt nếu uống thường xuyên, quá liều hoặc kết hợp với rượu.

- Những thuốc kê đơn liên quan đến tổn thương gan nghiêm trọng bao gồm các loại thuốc Statin được sử dụng để điều trị tăng mỡ máu, thuốc kháng sinh kết hợp amoxicillin-clavulanate (Augmentin), phenytoin (Dilantin, Phenytek), azathioprine (Azasan, Imuran), niacin (Niaspan), kiacin và steroid đồng hóa...

- Khi bắt buộc phải dùng một hoặc nhiều những nhóm thuốc trong thời gian dài (chữa lao, ung thư, bệnh hệ thống, bệnh miễn dịch...) thì việc tìm hiểu kỹ để lựa chọn phác đồ ít tác dụng phụ nhất, dùng thuốc hỗ trợ gan kèm theo cũng như kiểm tra chức năng gan thận định kỳ là điều bắt buộc.

- Những thảo dược, thực phẩm chức năng, kẹo cốm bổ dưỡng ở trẻ em... cũng rất dễ gây tổn thương gan nếu chúng ta dùng không đúng hay lạm dụng nó, đặc biệt là trẻ nhỏ khi lá gan chưa được hoàn thiện.

Một số loại thảo mộc được coi là có nguy cơ tổn thương tế bào gan, chúng bao gồm nha đam, cohosh đen, cascara, chaparral, comfrey, kava và ephedra. Trẻ em có thể bị tổn thương gan nếu nhầm lẫn dùng vitamin trong kẹo với số lượng nhiều.

Thận trọng với hóa chất: Các hóa chất phổ biến có thể gây tổn thương gan bao gồm dung môi làm sạch khô carbon tetrachloride, một chất gọi là vinyl clorua (được sử dụng để sản xuất nhựa), paraquat trong thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu và một nhóm hóa chất công nghiệp gọi là biphenyls polychlorin hóa.

Nếu làm tiếp xúc với các hóa chất độc hại, hãy thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa cần thiết để bảo vệ tránh phơi nhiễm như dùng khẩu trang, găng tay, mũ và áo quần bảo hộ.

4. Tiêm phòng đầy đủ vắc xin phòng viêm gan A, B: Một động tác rất nhỏ những đóng vai trò vô cùng lớn lao giúp chúng ta tránh được nguy cơ bị lây nhiễm vi rút viêm gan A và B. Đặc biệt là con nhỏ và những người làm việc trong môi trường có nguy cơ cao bị phơi nhiễm (nhân viên y tế, thợ cắt tóc, thợ xăm hình...)

5. Kiểm tra sức khoẻ định kỳ, đăc biệt với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để phát hiện sớm các dị tật, bệnh lý gan mật cần  xử lý sớm, tránh ứ mật, viêm-xơ gan (bệnh lý nang ống mật chủ, bất thường đường mật, sỏi mật, u đầu tuỵ…).

6. Cẩn thận với độc tố Aflatoxin trong thực phẩm: Chất gây ung thư gan này được tạo ra bởi một loại nấm có trong đậu phộng, lúa mì, đậu nành, hạt lạc, ngô, gạo bị mố hoặc bảo quản trong môi trường ẩm ướt. Mặc dù nguy cơ sử dụng những sản phẩm ngũ cốc chứa nấm này có thể xảy ra ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, nhưng nó phổ biến hơn ở các nước nhiệt đới nóng ẩm. Ở những quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Châu Âu, việc kiểm tra thực phẩm về việc có nhiễm aflatoxin là điều bắt buộc.

10 giải pháp giúp gan khỏe mạnh: Lưu ý đồ ăn, thức uống trên mâm cơm hàng ngày - 4

Các thực phẩm mốc có chứa độc tố gây ung thư gan. (Ảnh minh họa)

7. Lưu ý trong lối sống: Nghiêm ngặt tuân thủ dùng kim tiêm riêng rẽ, vô trùng. Lưu ý khi đi xăm hình, truyền máu, cắt tóc, cạo râu và dùng bao cao su khi quan hệ tình dục.... Tránh tiếp xúc tối đa với máu cũng như các chất dịch cơ thể của người khác, vì virus viêm gan có thể lây lan qua những con đường đó. Và đặc biệt là tẩy giun-sán định kỳ 6 tháng/lần cho cả gia đình (loại trừ các loại giun, sán lá gan...)

8. Giảm cân, tránh béo phì và kiểm soát đường máu tốt với những người bị đái tháo đường. Vì chính béo phì và tình trạng tăng đường huyết kéo dài cũng là nguyên nhân gây bệnh lý gan nhiễm mỡ (Nonalcoholic fatty liver disease).

9. Sàng lọc sớm bằng công nghệ gene nếu trong gia đình có người thân bị đột biến gen nhất định liên quan đến những tổn thương gan, từ đó chủ động đưa ra những giải pháp dự phòng cần thiết để bảo vệ gan. Ví dụ như gene trên nhiễm sắc thể 14 chịu trách nhiệm sản xuất protein alpha1-antitrypsin.

10. Lưu ý với nữ giới, người già và trẻ nhỏ: Phụ nữ dường như chuyển hóa một số độc tố chậm hơn nam giới. Gan của nữ tiếp xúc với nồng độ các chất có hại trong máu cao hơn trong một thời gian dài. Điều này làm tăng nguy cơ viêm gan độc hại.

Với người già cũng vậy, việc thải loại các chất có hại cũng chậm hơn nên các độc tố và sản phẩm phụ của chúng tồn tại trong cơ thể lâu hơn, nguy cơ tổn thương gan sẽ cao hơn. Với trẻ nhỏ, luôn giữ tất cả các loại thuốc và vitamin bổ sung tránh xa tầm tay.

Không muốn phá nát gan thì hạn chế ăn những món này dù có thèm đến mấy
Theo các bác sĩ, chế độ ăn không hợp lý, ăn nhiều thực phẩm dù bổ dưỡng nhưng lại có thể gây hại gan chính là nguyên nhân khiến gan của bạn có thể bị...
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Quốc Khánh (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh xơ gan