Chuyện về những "bệnh nhân số 0" nổi tiếng lịch sử bị coi là "kẻ gieo rắc dịch bệnh"

Ngày 20/02/2020 00:14 AM (GMT+7)

Thuật ngữ "bệnh nhân số 0" gây tranh cãi xuất hiện vào những năm 1980 liên quan đến một bệnh nhân HIV. Ngày nay, các chuyên gia rất cân nhắc khi sử dụng thuật ngữ này. 

Khi một nhà nghiên cứu vô tình viết sai chữ O thành số 0 vào hồ sơ bệnh án của một bệnh nhân HIV vào đầu những năm 1980 đã vô tình tạo ra một thuật ngữ gây tranh cãi “bệnh nhân số 0” (bệnh nhân đầu tiên mang mầm bệnh.) Sự nhầm lẫn này đã vô tình gây ra một hiểu lầm lớn cho bệnh nhân Gaëtan Dugas - tiếp viên hàng không người Pháp gốc Canada đã bị đổ lỗi mang virus gây suy giảm miễn dịch ở người hay còn có tên gọi khác là HIV đến Mỹ.

Nhiều thập kỷ sau, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature mới có thể minh oan được cho Dugas và tìm ra bằng chứng rằng virus này xuất hiện ở Mỹ từ một dịch bệnh Caribbean tồn tại trước đó vào khoảng năm 1970. Mặc dù câu chuyện éo le của Dugas đã được giải đáp nhưng thuật ngữ “bệnh nhân số 0” vẫn tiếp tục tồn tại gây ra nhiều hiểu lầm và sự tò mò về cách thức lây lan của bệnh.

“Số 0 là từ rất có sức mạnh”, Richard McKay, nhà sử học tại Đại học Cambridge ở Anh và cũng là đồng tác giả của nghiên cứu trên cho biết. “Nó có thể hiểu theo nghĩa là không có gì nhưng nó cũng có thể hiểu là sự khởi đầu của mọi thứ.”

Chuyện về những amp;#34;bệnh nhân số 0amp;#34; nổi tiếng lịch sử bị coi là amp;#34;kẻ gieo rắc dịch bệnhamp;#34; - 1

Gaëtan Dugas bị hiểu lầm là "bệnh nhân số 0" lây truyền HIV.

Siêu phát tán hay siêu lây nhiễm

“Bệnh nhân số 0” vẫn thường được sử dụng để mô tả những trường hợp mắc bệnh đầu tiên được ghi nhận trong các báo cáo y tế.

“Nhiều nhà khoa học và các quan chức y tế công cộng vẫn có thể xác định những bệnh nhân đó nhưng họ tránh sử dụng thuật ngữ "bệnh nhân số 0", Thomas Friedrich, phó giáo sư Khoa bệnh học, Đại học Wisconsin-Madison cho biết.

"Xác định một người là bệnh nhân số 0, một mặt có thể gây ấn tượng không chính xác về cách căn bệnh này xuất hiện ngay từ đầu và mặt khác việc đổ lỗi cho một ai đó khi có dịch bệnh bùng phát là không phù hợp", phó giáo sư Friedrich nói. "Tuy nhiên, điều quan trọng về mặt khoa học và cho sức khỏe cộng đồng là việc xác định bệnh nhân số 0 có thể giúp các chuyên gia hiểu cách bệnh xâm nhập vào cộng động như thế nào và phải làm sao để ngăn chặn sự lây lan.”

Dù vậy, không phải lúc nào các nhà khoa học cũng có thể xác định được "bệnh nhân số 0". Tiến sĩ Ian Lipkin, giáo sư dịch tễ học và giám đốc Trung tâm Nhiễm trùng và Miễn dịch tại Đại học Columbia ở New York cho biết với nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, trường hợp bệnh nhân số 0 thậm chí có thể không bao giờ được biết đến.

"Không có gì lạ khi các tác nhân truyền nhiễm xâm nhập vào môi trường trong nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ mà không hề bị phát hiện ra", Lipkin nói. Thậm chí một số tác nhân có thể xâm nhập vào không chỉ một người. Và ngay cả sau khi một tác nhân truyền nhiễm xâm nhập vào quần thể con người, một số người có khả năng lây lan nó hơn những người khác.

“Vì vậy cách nói chính xác phải là siêu lây nhiễm chứ không phải là bệnh nhân số 0”, Lipkin nói. "Siêu lây nhiễm có thể xảy ra khi đi du lịch hoặc tham gia vào một số hoạt động nhất định... dẫn đến việc truyền bệnh đến nhiều người khác." 

Chẳng hạn như Dugas dù không phải là bệnh nhân đầu tiên nhiễm HIV, anh ta vẫn có thể là một người siêu lây truyền. Và bên cạnh những người siêu lây truyền thì vẫn có những người siêu phát tán - những cá nhân chứa nhiều virus hơn so với người khác nên dễ phát tán vào trong môi trường không chỉ qua tiếp xúc người với người.

Dưới đây là những câu chuyện về những con người được coi là "bệnh nhân số 0", đóng vai trò trong việc lây truyền những căn bệnh nguy hiểm chết người trong thế kỷ 20 và 21. 

Những trường hợp "bệnh nhân số 0"

Nữ đầu bếp ngây thơ vô tình gieo rắc căn bệnh thương hàn

Một trong những ví dụ nổi tiếng đầu tiên về siêu lây truyền đó chính là Marry Mallon thường được gọi là Typhoid Mary. Tiến sĩ Richard Stein, một nhà khoa học nghiên cứu tại Đại học Y khoa New York nói: "Tôi vẫn không chắc liệu Mary Mallon chỉ là một người siêu lây truyền hay là một siêu phát tán hoặc có thể cả hai".

Chuyện về những amp;#34;bệnh nhân số 0amp;#34; nổi tiếng lịch sử bị coi là amp;#34;kẻ gieo rắc dịch bệnhamp;#34; - 2

Nữ đầu bếp Marry Mallon đã phải cách ly suốt 26 năm vì bị nghi là người lây truyền bệnh sốt thương hàn.

Mallon là một đầu bếp sinh ra ở Ailen. Với tài nấu nướng, cô đã đến làm việc ở nhiều gia đình vào đầu những năm 1900 ở New York. Tuy nhiên, mỗi khi cô đến bất cứ gia đình nào, chỉ sau một thời gian mọi thành viên trong gia đình đó đều bị sốt thương hàn -  một căn bệnh đe dọa đến tính mạng do vi khuẩn Salmonella typhi gây ra.

Sau một thời gian, Mallon được xác định là một "bệnh nhân số 0", mặc dù cô không bao giờ có bất cứ triệu chứng nào của bệnh sốt thương hàn. "Có những người giống như Mallon vì lý do nào đó mà có thể bị nhiễm mầm bệnh nhưng không có nhiều triệu chứng và có thể loại bỏ mầm bệnh bằng cách lây truyền cho người khác", Friedrich nói.

Mallon bị buộc phải cách ly hai lần trong tổng cộng 26 năm và mất năm 1938. Không ai thực sự biết liệu Mallon có phải là bệnh nhân mắc thương hàn hay không, liệu cô là một trường hợp siêu lây truyền hay siêu phát tán. Rốt cuộc, việc đặt cho một bệnh nhân là "bệnh nhân số 0" vẫn còn rất khó.

SARS: Bác sĩ Liu Jianlun

Theo Bulletin of the World Health Organization, các nhà khoa học đã theo dõi một sự kiện siêu lây lan nghiêm trọng trong đợt dịch SARS toàn cầu năm 2003 của một bác sĩ sau một đêm anh ở trong một khách sạn ở Hồng Kông.

Liu Jianlun, một bác sĩ y khoa 64 tuổi ở phía nam tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, bị ốm trong thời gian ở khách sạn và có thể đã truyền virus cho ít nhất 16 khách khác ở cùng tầng. "Chúng tôi không gọi anh ấy là bệnh nhân số 0, nhưng nếu xem xét tác động của anh ấy với sự bùng phát, bác sĩ Liu thực sự có vai trò quan trọng trong việc lây lan căn bệnh", Lipkin nói. 

Bác sĩ Liu đã bị nhiễm SARS như thế nào? Được biết, bệnh viện nơi bác sĩ Liu làm việc có điều trị SARS và bác sĩ Liu có thể đã tiếp xúc với virus thông qua một bệnh nhân.

Ở Quảng Đông, nhiều người tin rằng một nông dân chính là người đầu tiên mắc SARS sau khi bị lây virus thông qua việc tiếp xúc với động vật. Những bệnh lây truyền từ động vật được gọi là zoonotic.

"Đối với nhiều bệnh truyền nhiễm từ động vật, bước đầu tiên là virus sẽ lây truyền từ động vật sang người nhưng sau đó nếu virus có thể lây truyền trực tiếp giữa người với người mà không cần trung gian qua động vật, nó có thể phát triển thành dịch bệnh", tiến sĩ Stein nói. "Tôi nghĩ rằng, khám phá điều này từ góc độ toàn cầu, bệnh nhân đầu tiên đó mới là bệnh nhân số 0."

H5N1: Cậu bé 6 tuổi trở thành "bệnh nhân số 0" 

Chuyện về những amp;#34;bệnh nhân số 0amp;#34; nổi tiếng lịch sử bị coi là amp;#34;kẻ gieo rắc dịch bệnhamp;#34; - 3

Năm 2004, một cậu bé 6 tuổi tên Captain Boonmanuch đã trở thành nạn nhân đầu tiên được xác nhận mắc bệnh cúm gà ở Thái Lan khi virus này lan rộng khắp châu Á, USA Today đưa tin. Theo lời kể của gia đình thì cậu bé đã cầm một con gà và mang nó đến nhà chú. Người ta tin rằng con gà đã truyền virus cúm gia cầm (H5N1) cho Captain Boonmanuch và những người khác.

Từ năm 2003 đến năm 2016, tổng cộng có 850 trường hợp nhiễm virut H5N1 ở người trên toàn thế giới đã được ghi nhận và đã có 452 trường hợp tử vong, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

H1N1: Cậu bé sống sót sau cúm lợn 

Cúm H1N1 xuất hiện ở người gây ra đại dịch năm 1918, Friedrich nói, và sau đó một đại dịch tương tự đã tấn công thế giới vào năm 2009. Edgar Hernandez là một đứa trẻ 5 tuổi sống ở thị trấn La Gloria, Mexico được các bác sĩ xác định là trường hợp cúm lợn được ghi nhận sớm nhất trong vụ dịch năm 2009. Edgar sống sót sau căn bệnh mà mẹ cậu bé tin rằng đó là do một con lợn ở trong khu phố.

Chuyện về những amp;#34;bệnh nhân số 0amp;#34; nổi tiếng lịch sử bị coi là amp;#34;kẻ gieo rắc dịch bệnhamp;#34; - 4

Edgar Hernandez may mắn sống sót sau bệnh cúm lợn.

Ebola: Cậu bé 2 tuổi mất mạng vì Ebola

Emile Ouamouno, một cậu bé 2 tuổi ở làng Meliandou phía nam Guinea, được xác định là “bệnh nhân số 0” trong vụ dịch Ebola vào năm 2014. Emile chết vì căn bệnh này và một số thành viên trong gia đình của cậu bé sau đó cũng qua đời.

"Là con người, chúng ta muốn tạo ra những câu chuyện chặt chẽ về mọi thứ và đôi khi liên quan đến việc đổ lỗi cho một ai đó rằng: Ồ, người này chính là kẻ bắt đầu lây truyền dịch bệnh", Jacobs nói. "Với lịch sử, ít nhất là lịch sử của các bệnh truyền nhiễm, điều này không chặt chẽ. Thật khó để nói ai đã làm điều này, ai đã bắt đầu nó. Ngay cả khi họ là nguồn gốc thì họ cũng không hề biết bản thân vô tình là sự bắt đầu của một dịch bệnh. Chỉ là họ đã xuất hiện không đúng lúc."

Nữ đầu bếp ngây thơ gieo rắc mầm bệnh cho 122 người, 5 người chết qua từng đĩa thức ăn
Typhoid Mary từng được coi là "người phụ nữ nguy hiểm nhất ở New York". Cô được coi là "ổ dịch sống" vì đã lây nhiễm bệnh thương hàn cho 122 người,...
Hoàng Dương (Dịch từ CNN)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các vấn đề sức khỏe khác