3 điều sung sướng của "người rừng" từ ngày về

Ngày 14/08/2013 08:57 AM (GMT+7)

Từ chỗ chỉ là tò mò khi nghe tiếng nhạc phát ra từ chiếc điện thoại di động cách đây khoảng 4 ngày, đến nay “người rừng” Lang gần như mê mẩn vật dụng phát ra âm thanh này.

Suốt hơn 40 năm sống cùng cha trong rừng thẳm nên trong một thời gian ngắn sau khi được đưa trở về với cuộc sống đời thường, có vô số điều thu hút sự tò mò, quan tâm, chú ý của “người rừng” Lang. Tuy nhiên, theo người thân trong gia đình và những người thường xuyên tiếp cận, trò chuyện, thì anh Lang thích nhất là được chở đi dạo bằng xe máy, nghe nhạc từ di động và hút thuốc điếu.

3 điều sung sướng của quot;người rừngquot; từ ngày về - 1

Gần như suốt ngày "người rừng" Lang kè kè chiếc điện thoại đang được mở nhạc.

3 điều sung sướng của quot;người rừngquot; từ ngày về - 2

3 điều sung sướng của quot;người rừngquot; từ ngày về - 3

3 điều sung sướng của quot;người rừngquot; từ ngày về - 4

Tập làm quen với mì tôm.

Theo lời của ông Trương Ngọc Đông - Chủ tịch xã Trà Phong (Tây Trà, Quảng Ngãi), dù chưa quen với chuyện ngồi trên yên xe máy, nhưng thấy người thân ra hiệu chở đi chơi bằng xe máy là anh Lang đứng dậy đi liền, và cứ đến chiều là anh bày tỏ ý muốn được chở đi dạo bằng xe máy. Bên cạnh đó, sau khi trở về và được mọi người cho hút thuốc điếu, "người rừng" Lang gần như quên hẳn số thuốc lá tự trồng được mang về.

3 điều sung sướng của quot;người rừngquot; từ ngày về - 5

Dù chưa khỏe nhưng hiện ông Thanh đã bắt đầu đi lại.

Tuy nhiên, người thân cho biết thứ mà Lang thích nhất là nghe nhạc từ điện thoại di động. Ông Hồ Văn Tri - em ruột của anh Lang kể: Sau khi về nhà khoảng 2 hôm, một lần đứa cháu vô tình mở nhạc từ chiếc điện thoại, ngay lập tức đã thu hút sự chú ý của Lang. Sau một lúc tò mò, anh Lang như mê mẩn đồ vật này. Dù chưa biết tí gì về nhạc, thế nhưng cả ngày Lang cứ cầm chặt chiếc điện di động và mở nhạc. Có đêm, vừa mới chợp mắt được một lát thì thấy Lang lò mò đến và nói mở nhạc, rồi để bên mình nghe tới sáng.

Ngược lại với người con, ông Hồ Văn Thanh (82 tuổi) rất hạn chế tiếp nhận cuộc sống mới. Ngay đến thời điểm này, ông Thanh chỉ chịu ăn cơm nấu từ gạo đỏ do ông tự trồng khi còn sống trong rừng sâu mà người thân mang về. Mặt khác, ông rất hiếm khi mở miệng nói với người lạ.

(Theo Dân Việt)

Tin liên quan