4 ngày tốt nhất năm 2023 để đi tảo mộ tiết Thanh minh

Ngày 04/04/2023 08:46 AM (GMT+7)

Tiết Thanh minh có 4 ngày đi tảo mộ tốt nhất để mong cầu gia tiên phù hộ, con cháu đi lễ mọi việc suôn sẻ, may mắn, được phúc thọ, lộc tài...

Tết Thanh minh năm 2023 vào ngày nào?

Thanh minh theo phong tục từ xa xưa là dịp để con cháu "uống nước nhớ nguồn" tưởng nhớ tổ tiên - là một trong những ngày lễ khắc sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam.

Tiết Thanh minh là một trong những khái niệm lập lịch của các nước phương Đông chịu ảnh hưởng của nền Văn hóa Trung Quốc cổ đại - cũng là một trong 24 tiết khí tính theo lịch âm của một số nước như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên...

Đông đảo người dân đi tảo mộ tiết Thanh minh. Ảnh internet.

Đông đảo người dân đi tảo mộ tiết Thanh minh. Ảnh internet.

Tiết Thanh minh là khoảng thời gian khí trời trong sáng, thanh khiết - thường rơi vào sau Lập Xuân 45 ngày, hoặc sau Đông Chí 105 ngày. Tiết Thanh minh được tính theo quy luật vận hành của mặt trời (dương lịch), chứ không phải theo quy luật vận hành của mặt trăng (âm lịch) như một số người nhầm tưởng. Vì vậy Tết Thanh minh thường rơi vào mồng 4, hoặc mồng 5 tháng 4 dương lịch hàng năm. Ngày đầu tiên của tiết khí được gọi là Tết Thanh Minh.

Tết Thanh Minh không phải là một ngày lễ lớn nhưng đã trở thành một ngày lễ không thể thiếu của người phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng - gắn liền với đạo đức, bổn phận của mọi người dân với tổ tiên của mình.

Tết Thanh minh còn được coi là ngày lễ, ngày giỗ chung của những người đã khuất - và là dịp để những người đang sống đi tảo mộ - nhằm giúp con cháu tưởng nhớ tới công lao và báo hiếu người đã mất.

Theo TS Trần Long - Trưởng bộ môn Văn hóa Việt Nam, ở Việt Nam, tục tảo mộ tồn tại chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc vào tới đèo Hải Vân, cùng một số ít gia đình ở miền Nam. Theo phong tục của người miền Bắc thì tháng 3 thời tiết bắt đầu ấm lên, cỏ mọc nhiều nên cần dọn dẹp mồ mả tổ tiên (ở miền Nam việc rẫy mả thường làm trước Tết - con cháu tranh thủ cùng dọn dẹp nhà cửa đón Tết).

Do lịch âm - dương thường chênh nhau khoảng 1 tháng nên nhiều khi hai tết trùng nhau - khiến nhiều người nhầm tưởng Tết Hàn thực là tên gọi khác của Tết Thanh minh. Có thể phân biệt 2 tết này như sau:

- Tết Thanh minh bắt đầu từ ngày 4/4, hoặc ngày 5/4 và tiết khí Thanh minh kéo dài khoảng 20 - 21/4 theo lịch dương lịch hằng năm. Tết này người dân đi tảo mộ, tưởng nhớ người đã mất.

- Tết Hàn thực diễn ra vào ngày 3/3 âm lịch - được lưu truyền theo quan niệm dân gian (chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc). Là Tết ăn đồ lạnh (có nguồn gốc từ Trung Quốc qua câu chuyện của ông Giới Tử Thôi thời Đông Chu liệt quốc), người dân cúng ông bà tổ tiên bằng bánh trôi, bánh chay.

4 ngày tốt nhất để đi tảo mộ

Tiết Thanh Minh 2023 vào ngày mùng 5/4 dương lịch - tức vào ngày 15/2 âm lịch (trúng vào thứ tư, tức Ngày Quý Tị, tháng Ất Mão, năm Quý Mão), với các giờ được cho là tốt gồm:

• Giờ Sửu (01h-03h)

• Giờ Thìn (07h-09h)

• Giờ Ngọ (11h-13h)

• Giờ Mùi (13h-15h)

• Giờ Tuất (19h-21h)

• Giờ Hợi (21h-23h)

Theo Chuyên gia phong thủy Master Phùng Phương, trong tiết Thanh minh để mọi việc được diễn ra may mắn, suôn sẻ người dân có thể lựa chọn ngày đẹp để đi tảo mộ. Các ngày phù hợp cho việc tảo mộ trong tiết Thanh minh gồm 4 ngày sau:

- Ngày 6/4 (tức ngày 16/02 AL) vào giờ Mão 5h - 7h có Trực Mãn phù hợp với việc thỉnh cầu, đón nhận mong cầu tích cực và Sao Giác thuận lợi cho việc tu tạo, tu trúc phần mộ địa.

- Ngày 09/04 (tức ngày 19/02 AL) vào giờ Tỵ 9h - 11h có Sao Phòng (Cát) tốt cho các công việc tế tự, thỉnh cầu thần linh nói chung.

- Ngày 14/04 (tức ngày 24/02 AL) vào giờ Thìn 7h - 9h & giờ Mùi 13h - 15h có Cát Thần: Nguyệt Đức, Thiên Đức, Tư Mệnh, Đại Minh phù hợp làm các công việc liên quan đến mộ phần.

- Ngày 18/04 (tức ngày 28/02 AL) vào giờ Tỵ 9h - 11h có Sao Thất (Cát) tốt cho các công việc tế tự, tảo mộ.

Giờ đẹp để lên hương và tiến hành việc tảo mộ người dân có thể tự tính, hoặc nhờ người có kiến thức phong thủy chọn giúp.

Theo Phong thủy sư Tam Nguyên, vào tiết Thanh minh con cháu sẽ chọn ngày phù hợp để tề tựu đông đủ cùng nhau đi tảo mộ, thăm viếng mộ phần tổ tiên, thắp nén hương, bày hoa quả... để tưởng nhớ cội nguồn - là truyền thống tâm linh tốt đẹp có từ ngàn đời xưa.

Ngoài sửa sang, rẫy cỏ, tỉa cây, làm sạch không gian mộ phần... thì chớ quên việc bao sái – nạp khí nơi ban thờ tại nhà bằng bột trừ tà khai vận (tốt nhất là loại làm từ thảo mộc tự nhiên).

Một phần bột mua về có thể ngâm với rượu thành nước thơm khai vận dùng bao sái ban thờ, bao sái vật phẩm phong thủy... còn thì để dùng dần. Nước thơm khai vận có thể chắt (vào bình, chai) đem đi tảo mộ. Sau khi làm sạch mộ phần thì dùng để lau sạch bia mộ, bát hương, chỗ đặt đồ cúng lễ.

Phần bột trừ tà khai vận còn dùng để đốt nhằm xông khí để nâng cao năng lượng, tẩy trừ uế khí... phần nào giúp âm phần hưng thịnh, đem lại phúc tài lộc thọ cho gia chủ. Việc bao sái - nạp khí ban thờ, lau sạch bia mộ, bát hương... không phải làm kỹ như dịp Tết Nguyên đán, nhưng cũng là cách dễ nhất để bày tỏ tấm lòng nhất tâm chu đáo, thành kính, tấm lòng thơm thảo phước lạc gửi đến tổ tiên.

Và nếu có điều kiện có thể dùng Gạo vàng thần tài – một loại vật phẩm phong thủy may mắn ngày nay được nhiều chuyên gia phong thủy dùng để chiêu tài, nạp khí, dẫn khí cho bát hương, giúp "âm siêu dương thái", mọi việc hanh thông suôn sẻ, làm ăn buôn bán thuận lợi cho con cháu trong nhà, và cả cửa hàng, công ty…

* Thông tin phong thủy trong bài chỉ mang tính tham khảo

Người Việt xưa đặt tên cho con thường đệm nam Văn, nữ Thị: Vì sao lại thế?
Người Việt từ xưa khi đặt tên cho con thường không quên chữ đệm: “văn” cho con trai, “thị” cho con gái.

Đặt tên cho con

Theo Phùng Phương - Tam Nguyên - Ngọc Hà
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h