Tại Nigieria, một bác sỹ nhiễm Ebola vẫn cố chăm sóc bệnh nhân khiến cho nhiều ca bệnh mới xuất hiện.
Straitstimes đưa tin, hôm qua, một quan chức y tế Nigieria cho biết, họ đang theo dõi gần 400 trường hợp có dấu hiệu nhiễm Ebola say khi những người này tiếp xúc với một bác sỹ ở thành phố Port Harcourt. Bác sĩ này đã chết vì bệnh nhưng trước đó lại che giấu việc mình bị phơi nhiễm.
Tiến sĩ Abdulsalami Nasidi, Giám đốc Trung tâm kiểm soát dịch bệnh tại Nigeria bày tỏ sự tuyệt vọng trước thực tế chưa có thuốc hay vắc xin đặc trị virus chết người Ebola, căn bệnh khiến 18 người mắc ở quốc gia này.
Trong một cuộc phỏng vấn với Reuter, ông nay cho biết, rất nhiều khu vực cách ly đã được lập ra trong thành phố, nơi vốn có rất nhiều người lao động tứ xứ làm việc trong các công ty dầu mỏ quốc tế lớn, nhưng các cơ quan chức năng dự báo sẽ không có thêm nhiều ca bệnh.
Tổ chức Y tế Thế giới thông báo ngày 28/8 rằng số ca nhiễm Ebola có thể lên tới con số 20.000 người trước khi đại dịch này được kiểm soát
Được biết, sau khi tiếp xúc với một bệnh nhân Ebola và trước khi qua đời vào ngày 22/8 vừa qua, một bác sỹ ở Port Harcourt là Iyke Enemuo vẫn cố chăm sóc cho các bệnh nhân khiến virus này có thể đã lây sang cho nhiều người khác.
Khoảng 60 người khác đang bị giám sát vì có ‘nguy cơ rất cao’ khi tiếp xúc với vị bác sĩ này. Hơn 140 người khác cũng đang được theo dõi. Vợ và em gái ông này đã nhiễm bệnh.
Nigieria là 1 trong số 5 quốc gia nằm trong tâm dịch Ebola thuộc khu vực Tây phi.
Tính đến thời điểm này, số người nhiễm virus Ebola đã tăng đột biến lên tới ít nhất 3.500 người. Hơn 1.900 người trong số đó đã tử vong, nhiều hơn số ca tử vong của tất cả các đợt bùng phát dịch trước đây cộng lại.
Virus Ebola soi bằng kính hiển vi
Cụ thể, trong vòng 1 tuần qua, Virus Ebola đã cướp đi sinh mạng của hơn 400 người. Guinea là quốc gia đầu tiên bùng phát dịch Ebola lần này vào tháng 3 năm nay. Sau đó, dịch nhanh chóng lan sang các quốc gia láng giềng Liberia, Sierra Leone và Nigeria.
Cộng hòa Dân chủ Dân chủ Congo cũng đã có 31 trường hợp tử vong do nhiễm Ebola. Cũng trong hôm qua, Nigeria thông báo có thêm hai trường hợp nhiễm bệnh ở thành phố Port Harcourt và người thứ bảy thiệt mạng tại quốc gia này.
Dịch sốt xuất huyết Ebola lần đầu tiên bùng phát vào năm 1976 tại một ngôi làng ven con sông Ebola ở nước Cộng hòa Dân chủ Congo. Cũng chính từ đó, người ta đặt tên dịch bệnh là Ebola. Đến năm 1995 lại xuất hiện một đại dịch thứ hai bùng phát.