5 con số đáng nhớ khi nói về chính sách một con của Trung Quốc

Ngày 31/10/2015 08:34 AM (GMT+7)

Ngày 29/10, Trung Quốc đã quyết định bãi bỏ chính sách một con sau hơn 3 thập kỷ qua.

Chính sách một con của Trung Quốc được triển khai từ năm 1979 nhằm hạn chế tốc độ gia tăng dân số. Tuy nhiên, do nguy cơ dân số già ngày một tăng nên đòi hỏi chính phủ Trung Quốc cần có sự thay đổi.

Ngày 29/10/2015, tờ Tân Hoa Xã, Trung Quốc thông báo chính sách kìm hãm dân số đã chính thức được dỡ bỏ. Điều đó có nghĩa tất cả các cặp vợ chồng có thể sinh từ 2 con mà không lo bị phạt. 

Được thi hành trong hơn 3 thập kỷ, chính sách một con có tác động không nhỏ đến Trung Quốc. Dưới đây chúng ta sẽ cùng điểm qua 5 con số đáng nhớ khi nhắc đến chính sách này.

Giảm khoảng 400 triệu ca sinh con

Kể từ khi chính sách này có hiệu lực, mỗi cặp vợ chồng ở Trung Quốc không được phép sinh quá một con. Nếu vi phạm chính sách một con, các cặp vợ chồng sẽ phải chịu một loạt hình phạt, từ phạt tiền tới mất việc, thậm chí bị bắt phải phá thai. Và kết quả của chính sách này là người ta ước tính đã giảm khoảng 400 triệu ca sinh con.

Theo ông Stuart Gietel-Basten, phó giáo sư về chính sách xã hội tại Đại học Oxford, phần lớn việc giảm tỷ suất sinh của Trung Quốc đã xảy ra vào những năm 1970, giảm từ 5,8 con trên một phụ nữ trong năm 1970 xuống 2,7 con trên một phụ nữ vào năm 1978. Và đến năm 2013, chính sách một con đã giúp giảm xuống còn 1,7 con trên một phụ nữ.

Đến năm 2007, chính sách này được nới lỏng tại một số địa phương, do các nhà nhân khẩu học và xã hội học bày tỏ lo ngại về chi phí xã hội và số lượng lao động sụt giảm.

Từ năm 2012, Trung Quốc đã chính thức nới lỏng các quy định trên phạm vi toàn quốc, cho phép các cặp vợ chồng mà ít nhất một trong hai người là con một được phép sinh con thứ hai.

5 con số đáng nhớ khi nói về chính sách một con của Trung Quốc - 1
Chính sách một con của Trung Quôc đã cắt giảm được 400 triệu ca sinh con

21 bé trai/28 bé gái: Tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong trên 1000 ca sinh

Với những gia đình "trọng nam khinh nữ" thì chính sách này thật sự không có lợi cho sự chào đời của các bé gái. Khi biết giới tính của đứa con trong bụng là gái, không ít gia đình đã nhẫn tâm giết chết đứa trẻ này ngay từ trong bụng với hi vọng đứa sau sẽ là con trai.

Trong những năm 1970, theo Liên Hiệp Quốc, 60 đứa trẻ nam trên 1000 ca sinh nở đã chết khi chưa được 1 tuổi. Trong khi 53 là con số thuộc về các bé gái. Trong những năm 1980, sau khi chính sách một con có hiệu lực thì mức độ trẻ nam và nữ thiệt mạng dưới 1 tuổi dừng ở con số 36 trên 1000 ca sinh.

Đến những năm 1990, số lượng bé trai tử vong trước 1 tuổi giảm, nhưng ngược lại số lượng bé gái chết trước 1 tuổi lại tăng. Đầu những năm 2000, tỷ lệ tử vong của bé trai trên 1000 ca sinh là 21, còn bé gái là 28.

Những con số đó đã cho thấy tình trạng báo động về sự chênh lệch giữa mức độ tử vong của bé trai và bé gái. Ngoài việc trẻ chết do sự cố ý của bố mẹ thì bệnh tật, nghèo đói, tai nạn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các trường hợp đáng tiếc.

1,16 bé trai/1 bé gái

Chính sách một con có tác động rất lớn đến mức độ chênh lệch tỷ lệ bé trai và bé gái. Theo tờ Tân Hoa Xã, 1,16 bé trai chào đời mới có 1 bé gái chào đời. Stuart Gietel-Basten, phó giáo sư về chính sách xã hội tại Đại học Oxford giải thích rằng: “Nhiều bé gái sinh ra nhưng không được bố mẹ làm giấy khai sinh vì vi phạm chính sách một con. Khi đến tuổi đến trường thì tỷ lệ bé trai và bé gái lại có sự cân bằng”.

5 con số đáng nhớ khi nói về chính sách một con của Trung Quốc - 2
Chính sách một con có tác động rất lớn đến mức độ chênh lệch tỷ lệ bé trai và bé gái

4:2:1 – Tỷ lệ các thành viên trong gia đình

Với sự lão hóa của dân số Trung Quốc và sự tiếp diễn của chính sách một con, “4:2:1” là những con số mô tả về tỷ lệ các thành viên trong một gia đình ở đất nước này. Đó là 4 ông bà, 2 bố mẹ và 1 người con. Những con số này cho thấy gánh nặng cuộc sống gia đình sẽ đè nặng lên vai những người lớn tuổi, đặc biệt là người mẹ.

Ước tính đến năm 2050, mọi người dự đoán rằng một phần tư dân số của Trung Quốc sẽ có độ tuổi trên 65. Chính vì nguy cơ dân số già ngày càng tăng đã khiến cho Trung Quốc quyết định bãi bỏ chính sách một con.

2000 tỷ tiền phạt

Kể từ năm 1980, khi chính sách một con chính thức có hiệu lực, con số tiền bạt được chính phủ Trung Quốc thu từ các cặp vợ chồng vi phạm lên đến 2000 tỷ. Số tiền phạt cao nhất được thu là 7,5 triệu nhân dân tệ (trên 26 tỷ). Nhà làm phim Trương Nghệ Mưu và vợ của ông đã phải chịu mức phạt này khi làm trái chính sách và sinh đến con thứ 3.

NNM (BBC)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thời sự