Người Trung Quốc thời xưa quan niệm rằng những bàn chân nhỏ xíu bị bó chặt của phụ nữ là biểu tượng của sự sang trọng và quý phái. Tuy nhiên, mới đây lời lý giải cho tục lệ bó chân để có “gót sen” này lại khiến nhiều người thấy bất ngờ đến khó tin.
Thời xưa, người ta có suy nghĩ rằng với đôi chân nhỏ, người con gái không đi vững được và bước đi của họ sẽ uyển chuyển giống như những cành sen đung đưa trước gió, từ đó làm tăng thêm sức quyến rũ.
Những người phụ nữ đầy tham vọng sẽ tìm mọi cách để bó chặt chân nhằm thu hút đàn ông ở các gia đình quyền quý để thoát nghèo. Nhưng thực chất, theo nghiên cứu mới đây, tục lệ lại là để thỏa mãn nam giới trong khi “quan hệ tình dục”.
Hình chụp bàn chân bị bó. SCMP
Đôi giày cho phụ nữ bó chân. Ảnh: SCMP
Khi chân bị bó chặt, người phụ nữ phải dồn lực lên các bó cơ ở đùi để khỏi bị ngã. Điều này dẫn đến các cơ đùi, cơ hông co chặt và theo thời gian, các cơ xung quanh cơ quan sinh dục cũng trở nên săn chắc. Như vậy trong sinh hoạt vợ chồng, người chồng sẽ đạt khoái cảm nhiều hơn. Ngoài ra, lực dồn vào bắp đùi và hông còn tạo cho người phụ nữ một vóc dáng thu hút người khác phái.
Không những vậy, tục bó chân được xem như cách để thể hiện sức mạnh kinh tế của người đàn ông. Gặp khó khăn khi di chuyển, phụ nữ không thể làm việc kiếm tiền nên bị xem là món đồ trang trí, để thỏa mãn tình dục và duy trì nòi giống. Giữ được càng nhiều phụ nữ chân “gót sen” như vậy trong nhà càng thể hiện được khả năng của nam giới vì nó chứng tỏ họ có thể nuôi được nhiều miệng ăn vô dụng.
Bé gái bị bó chân. Ảnh: SCMP
Để có được đôi gót nhỏ nhắn mà người xưa đặt cho cái tên mỹ miều là “gót hoa”, những người lớn trong gia đình sẽ bắt đầu dùng băng vải để bó chân cho con gái, cháu gái họ từ khi mới chỉ 2-5 tuổi vì khi đó xương bàn chân chưa phát triển hoàn thiện và dễ uốn nắn. Mùa nắng nóng được xem là giai đoạn khủng khiếp nhất vì băng vải không được thay thường xuyên sẽ có bốc mùi hôi thối và dẫn đến các biến chứng như bàn chân bị sưng, chảy mủ và thậm chí là nhiễm trùng dẫn đến hoại tử.
Đến thế kỳ 19, dưới sự phản đối gay gắt của các nhà truyền giáo Kito, hủ tục này đã chấm dứt. Tuy nhiên, hậu quả mà nó để lại vẫn là nỗi kinh hoàng cho những người phụ nữ còn sống đến tận ngày nay.