Sao Kim rực rỡ sẽ nằm “lơ lửng” dưới sao Pollux vào bình minh hôm 7/8, trong khi chúng ta có thể ngắm "siêu trăng" diễn ra vào đêm mùng 10 và rạng sáng ngày 11/8 (giờ Hà Nội).
Khi màn đêm buông xuống hôm 4/8, mặt trăng khuyết xuất hiện trên bầu trời phía tây nam và đứng ở vị cuối trong đội hình vũ trụ gồm sao Thổ, sao Hỏa và sao Spica. Màu cam của sao Hỏa, màu vàng của sao Thổ và xanh trắng của Spica tạo nên hình ảnh tuyệt đẹp trên bầu trời. Người dân thành phố Sydney có thể tận mắt chứng kiến hiện tượng thiên văn ấn tượng này trong vòng gần một tiếng (từ 21h22 đến 22h13). Đài quan sát Sydney, Australia đã ghi lại cảnh tượng bầu trời khi đó. Ảnh: SkySafari
Tối hôm 5/8, măt trăng di chuyển về phía nam và đậu trên ngôi sao màu đỏ Antares. Từ trái đất, ở khoảng cách 600 năm ánh sáng, mặt trăng ghi dấu lên chòm sao Scorpius (Bọ Cạp). Ảnh: SkySafari
Khoảng nửa tiếng trước lúc bình minh ngày 7/8 (khoảng 4h30 giờ địa phương), bằng cách sử dụng kính viễn vọng, cư dân quận Waukesha, tiểu bang Wisconsin, Mỹ, sẽ có cơ hội quan sát ngôi sao vàng khổng lồ Pollux, cách trái đất khoảng cách 34 năm ánh sáng khi nó xuất hiện gần sao Kim ở khoảng cách 7 độ trong vòng 11 phút ánh sáng. Pollux là sao sáng nhất và là “anh em song sinh” với Castor trong chòm sao Gemini. Ảnh: SkySafari
Sau nhiều tuần “núp bóng” mặt trời, sao Mộc sẽ “tái xuất” trên bầu trời vào sáng sớm thứ bảy, ngày 9/8. Tại một địa điểm lý tưởng có thể quan sát đường chân trời phía đông, bạn có thể quan sát hiện tượng này bằng ống nhòm. Ảnh minh họa: Wikipedia
Đêm mùng 10, rạng sáng ngày 11/8 (giờ Hà Nội), mặt trăng sẽ có hình dạng đầy đủ và ở gần trái đất nhất trong năm 2014, với khoảng cách 356,896 km. Đây cũng là thời điểm mặt trăng tròn và sáng nhất, hay còn gọi là “siêu trăng gần nhất”, trong năm nay. Hiện tượng này sẽ xuất hiện từ phía đông vào lúc hoàng hôn. Ảnh minh họa: Blogspot