Bác sĩ cấp cứu 115 và câu chuyện vượt màn đêm cấp cứu người bệnh “hờ” trong dịp Tết

Ngày 18/02/2018 00:27 AM (GMT+7)

Các nhân viên y tế ở Trung tâm Cấp cứu 115, bất kể ai cũng có những kỷ niệm của riêng mình và khi đã theo nghề này thì họ phải chấp nhận những khó khăn.

Theo chân bác sĩ cấp cứu 115 Hà Nội.

Một buổi tối theo chân các bác sĩ ở Trung tâm Cấp cứu 115, chúng tôi mới hiểu được sự vất vả mà các bác sĩ 115 nói riêng, và các bác sĩ phải trực Tết nói chung phải chịu đựng.

Theo chia sẻ của các bác sĩ, những gì chúng tôi chứng kiến còn rất “nhẹ nhàng”, đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, bởi hàng ngày, hàng tháng, năm này qua năm khác gắn bó với nghề mới hiểu hết được công việc ấy vất vả nhường nào.

Bác sĩ cấp cứu 115 và câu chuyện vượt màn đêm cấp cứu người bệnh “hờ” trong dịp Tết - 1

Xe cấp cứu 115 luôn sẵn sàng nhận lệnh lên đường cứu người ngày Tết.

Điều dưỡng Đỗ Thị Thu Thủy (người có 15 năm kinh nghiệm cấp cứu 115) kể với chúng tôi, bản thân chị và đồng nghiệp không ít lần phải dở khóc, dở cười khi đi cấp cứu người bệnh.

Đó là trường hợp nữ bệnh nhân dù không bị tổn thương phần phụ, không mang bầu nhưng vẫn bắt các bác sĩ phải đưa vào viện sản để cấp cứu. “Nữ bệnh nhân này bị ngã, chúng  tôi muốn đưa cô ấy đến bệnh viện gần nhất, nhưng cô ấy nhất định không nghe, vùng vằng thậm chí còn đòi nhảy xuống khỏi xe, nếu như không được đưa đến viện sản cấp cứu.

Không còn cách nào khác chúng tôi phải đưa vào Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cấp cứu theo đúng đề nghị của người bệnh”, chị Thủy chia sẻ.

Bác sĩ cấp cứu 115 và câu chuyện vượt màn đêm cấp cứu người bệnh “hờ” trong dịp Tết - 2

Ngày Tết máy điện thoại ở tổng đài liên tục đổ chuông.

Sẵn sàng lăn xả để cứu người bệnh, cho dù cơ thể họ không còn lành lặn, nhưng các bác sĩ không hề sợ hãi. Nhưng, có những điều diễn ra hàng ngày, các bác sĩ lại "sợ đến già" và không bao giờ muốn xảy ra.

“Hôm đó cũng là dịp trực Tết, chúng tôi nhận được cuộc điện thoại báo có người đau bụng ở Hoài Đức – Hà Nội vào 22h đêm. Ngay lập tức tôi và một nữ bác sĩ nữa được điều đi, vừa đi vừa liên lạc với người bệnh. Sau khi hỏi đến địa chỉ người bệnh cần hỗ trợ, cả hai nhân viên y tế mặt “tái mét” vì đường ô tô không vào được, mà phải qua một cánh đồng ruộng tối om, hai bên là nghĩa địa.

Bác sĩ cấp cứu 115 và câu chuyện vượt màn đêm cấp cứu người bệnh “hờ” trong dịp Tết - 3

Không ít lần các bác sĩ phải chấp nhận đến đón người bệnh nhưng phải về không vì đó chỉ là cuộc gọi trêu đùa.

Qủa thật chúng tôi cũng sợ, nhưng nhiệm vụ cứu người là trên hết, chúng tôi điện thoại cho người bệnh hướng dẫn cách giảm đau, đồng thời bất chấp nguy hiểm nắm tay nhau đi xuyên màn đêm vào cứu người bệnh. Nhưng trớ trêu thay tới nơi theo chỉ dẫn của người bệnh không có một ai. Hóa ra chúng tôi bị lừa. Từ sau lần đó, gặp những trường hợp tương tự ở nơi vắng vẻ, chúng tôi phải nhờ công an hỗ trợ đi cùng”, chị Thủy nói.

Bác sĩ cấp cứu 115 và câu chuyện vượt màn đêm cấp cứu người bệnh “hờ” trong dịp Tết - 4

Có đến hơn 1 nửa cuộc gọi đến 115 là trêu đùa nặc danh.

Chuyện bị trêu đùa hoặc gọi xe cứu thương nhưng đến không thấy người bị thương là câu chuyện thường ngày mà các nhân viên y tế gặp phải. Ngay tại phòng điều hành của Trung tâm 115, mỗi ngày nhận 900 đến 1000 cuộc gọi đến nhưng chưa đến 1 nửa trong số đó là cuộc gọi chính danh.

“Có những số điện thoại gọi đến chúng tôi quá nhiều, chúng tôi thuộc cả số nhưng không biết phải làm sao, vì cứ dập máy họ lại gọi nên chúng tôi phải để cho họ độc thoại 1 mình”, chị Hoa nhân viên trực tổng đài chia sẻ.

Bác sĩ cấp cứu 115 và câu chuyện vượt màn đêm cấp cứu người bệnh “hờ” trong dịp Tết - 5

Những số điện thoại và nội dung đều được ghi lại trong nhật ký để báo cáo lãnh đạo.

Không chỉ gọi đến trêu nhân viên trực điện thoại, nhiều trường hợp khi vừa bốc máy lên đã nghe được thấy lời nói thiếu chuẩn mực. “Khi có cuộc điện gọi đến, chúng tôi bắt buộc phải nghe thậm chí biết trước là họ sẽ trêu. Nhưng lỡ may họ cẩn cấp cứu thật mà mình không nghe thì mình lại là người có lỗi”, chị Hoa cho hay.

Dịp Tết tai nạn giao thông rất hay xảy ra, dưới đây là các bước tiến hành sơ cứu cơ bản nhất:

Bước 1: Nhanh chóng gọi người hỗ trợ.

Bước 2: Xem nạn nhân bị ngừng tim chưa (gọi hỏi không biết, ngừng thở hoặc thở ngáp, mạch cổ không đập). Nếu có ngừng tim cần để nạn nhân nằm ngửa nhẹ nhàng, duỗi thằng chân tay, tránh gập cổ…rồi ép tim ngay, đặt 2 tay chồng lên nhau giữa ngực nạn nhân và ép thật mạnh, thật nhanh, thả tay để ngực nở tối đa sau mỗi lần ép tim. Ép tim liên tục không nghỉ, sau 2 phút có người thay. Ép cho đến khi tim đập lại (tỉnh ra, thở được, có mạch cổ đập), hoặc cho đến khi nhân viên cứu hộ chuyên nghiệp đến.

Chỉ di chuyển nạn nhân bị ngừng tim vào bệnh viện khi tim đã đập lại. Nếu nạn nhân vẫn tỉnh, hoặc lơ mơ, vẫn tự thở thì sang bước 3.

Bước 3: Đặt nạn nhân nằm nghiêng an toàn, nằm nghiêng một bên, 2 tay duỗi, một chân vắt chéo sang bên đối diện.

Bước 4: Cố định cột sốt cổ, yêu cầu cột sống cố phải thẳng với trục cơ thể. Có thể dung 2 bao cát hay 2 viên gạch chèn 2 bên tai khi bệnh nhân nằm.

Bước 5: Tìm các vết thương chảy máu để cầm máu, bằng cách băng ép bằng quần áo, dây. Với nạn nhân chảy máu ở đầu, người cứu phải quấn băng quanh đầu để cầm máu, nhưng vẫn phải luôn giữ đầu cố định.

Bước 6: Cố định các vết thương gẵy xương như xương đùi, xương cẳng tay bằng nẹp, giúp giảm đau cho nạn nhân.

Bước 7: Di chuyển nạn nhân vào bệnh viện gần nhất bằng xe cứu thương, có thể bằng ô tô…tuyệt đối không vận chuyển bằng xe máy. Giữ tư thế đầu thẳng với trục cơ thể trong suốt quá trình vận chuyển.

Đưa mẹ già đi cấp cứu trong đêm, 4 người trong gia đình gặp tai nạn chết thương tâm
Một vụ tai nạn đau xót vừa xảy ra, khiến nạn nhân là bốn người trong cùng một gia đình ở Trung Quốc tử nạn, để lại nỗi đau đớn vô cùng cho người còn...
Lê Phương
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tết nguyên đán