Từng chia sẻ về "niềm hạnh phúc bên đứa trẻ thơ”, về lòng nhân ái, vậy tại sao 2 bảo mẫu Lê Thị Đông Phương và Nguyễn Lê Thiên Lý lại có thể đối xử với trẻ tàn nhẫn như vậy?
Hai bảo mẫu hành hạ trẻ có chia sẻ rằng tôi rất hạnh phúc khi được chăm sóc ở bên những đứa trẻ thơ. Tuy nhiên thực tế họ lại có những kiểu “hành xác” trẻ dã man bằng việc bóp cổ, dúi đầu vào thùng nước, tát bôm bốp vào mặt…
Trên facebook của bảo mẫu Lê Thị Đông Phương (chủ cơ sở mầm non) từng chia sẻ rằng: “Một ngày nào đó có ai hỏi tôi, nếu cho bạn chọn lại một nghề khác thì bạn sẽ chọn nghề gì. Tôi sẽ không suy nghĩ và đắn đo trước câu hỏi đó vì tôi đã có sẵn lời giải đáp. Nếu có kiếp sau tôi vẫn chọn làm một người bạn, người cô và là người mẹ thứ hai của những đứa trẻ. Tôi chưa bao giờ cảm nhận được niềm hạnh phúc nhất với nghề khi có được những tháng ngày hạnh phúc bên đứa trẻ thơ”.
Trong ngày 20/11, bà Phương tiếp tục chia sẻ: “Ngày 20/11 mình mệt rất nhiều! Chỉ muốn được nằm xuống nhưng sao dư âm của lễ lúc chiều vẫn còn ở trong lòng… làm cho mình không sao ngủ được. Mình yêu mấy đứa nhỏ hồn nhiên vô tư quá! Hát tặng cô một cách say sưa, tự nhiên và đáng yêu biết chừng nào…”
Xem bức ảnh được bảo mẫu Đông Phương đăng tải trên Facebook, phụ huynh nào cũng an tâm về một môi trường giáo dục tốt
Thế nhưng trong clip trên mạng gây phẫn nộ vừa qua, tại khu cho trẻ ăn bà Phương kéo bé trai gương mặt kháu khỉnh tát bôm bốp vào mặt, sau đó dùng hai tay bóp cổ cháu bé như muốn ăn tươi nuốt sống. Một lúc sau, chưa hả, bà Phương lại kéo, xô đẩy và khóa chặt hai tay bé trai này đánh đấm túi bụi. Chỉ trong vòng khoảng 1 phút, bà Phương đã nắm tay, giật cổ áo tát 28 cái vào mặt và lưng đứa bé, miệng không ngớt tiếng chửi rủa.
Bảo mẫu Nguyễn Lê Thiên Lý (19 tuổi) cũng chia sẻ trên trang cá nhân của mình ngày 20/11: “Tháng 11 là tháng của nhiều niềm vui. Gần đến tối rồi dù làm việc ở đâu, trong môi trường nào thì lòng tôi cũng dâng lên niềm xúc động khó tả! Nhớ thầy cô, bạn bè và nhớ từng kỉ niệm của thời áo trắng... Quay về với thực tại giờ đây, tôi cũng là một cô giáo mầm non!”.
Đọc chia sẻ ấy của Lý, ai cũng thấy xúc động. Mọi người đều nghĩ rằng Lý chắc phải là một cô giáo mẫu mực mến trẻ, giàu tình thương. Nhưng sự thực không hẳn như vậy, trong clip, khi cho một bé trai ăn, Lý dùng chân kẹp người, bóp đầu, đánh vào mông. Khi bé chưa kịp nuốt, Lý lại vặn cổ, đè đầu. Chưa dừng lại ở đó, Lý còn đút cháo lia lịa vào miệng bé trai. Nếu trẻ ói, Lý sẽ hốt lại thức ăn rồi đút tiếp bắt bé ăn. Mỗi lần bị đánh, thức ăn từ miệng bé lại phun xuống nền đất, nước mắt nước mũi tuôn chảy.
Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa sau khi xem xong clip khá phẫn nộ. Ông nói rằng, việc người lớn hành hạ trẻ em như vậy không khác gì loài “cầm thú”. Hành động này không thể chấp nhận được, đặc biệt là đối với những người đã từng làm cha, mẹ.
Nhiều người thường có những lời nói không thật để che đậy tâm lý xấu xa của bản thân trên trang cá nhân. Trong trường hợp này, cũng có thể hiểu là đó chỉ là những lời nói dối trá, mùi mẫn của bảo mẫu để “câu khách”, quảng cáo cho cơ sở của họ. Nếu bảo mẫu có suy nghĩ thật như vậy thì sẽ không bao giờ có hành động “hành hạ” các em nhỏ đến thế.
Ngoài ra, cũng có một số trường hợp “bảo mẫu” buồn vì chuyện gia đình, người yêu bỏ rồi trút giận xuống đầu con trẻ. Khi đó, họ không nghĩ đến chuyện nâng niu trẻ mà nghĩ đến kiểu “hành xác” trẻ bắt các em phải ăn nhanh nếu không sẽ bóp cổ, dúi đầu… như clip ghi lại.
“Những con người có cuộc sống ấm êm, hạnh phúc, rất ít khi họ hành xử hoặc đối xử thô bạo với trẻ em, chỉ có thể là do họ bức bối trong cuộc sống nên mới làm như vậy. Tôi thấy 100 trường hợp đánh trẻ thì chỉ có từ 1 đến 2 trường hợp bị bệnh tâm thần còn lại đều do sự tức giận của bản thân họ vì một chuyện nào đó”, ông Hòa chia sẻ.
Theo ông Hòa, khi trẻ ở trường, bố mẹ các em không thể theo dõi sát sao hành vi cô giáo đối với con em mình. Do đó, ở các trường mầm non, nơi trông giữ trẻ cần có camera theo dõi hoạt động hằng ngày của trẻ. Thiết bị này sẽ có tác dụng nhắc nhở các bảo mẫu là mọi hành vi của bản thân đều được camera theo dõi. Như vậy, họ sẽ không dám “hành xác” trẻ vì sợ bị phát hiện.
Chiều ngày 17/12, công an quận Thủ Đức đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Nguyễn Lê Thiên Lý (19 tuổi, ngụ huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, nhân viên cấp dưỡng, đang thử việc tại trường mầm non tư thục Phương Anh) và Lê Thị Đông Phương (31 tuổi, ngụ phường 9, quận 8, TP.HCM, chủ trường mầm non) về hành vi hành hạ người khác.
Theo chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa, khi trẻ bị người lớn “hành hạ”, trước mắt các em sẽ bị tổn thương về mặt thể xác. Sau nữa các em bị tổn thương về tâm hồn, với các biểu hiện sợ sệt, thậm chí ngớ ngẩn. Giai đoạn đầu các em thường rơi vào trạng thái hoảng loạn. Một số em dễ bị mắc bệnh về tâm lý, tổn hại về trí nhớ, giác quan. Đặc biệt, những em bị hành hạ nhiều trí tuệ phát triển không bình thường, học hành dốt nát bởi trong đầu các em luôn nghĩ tới sự khiếp sợ, căm ghét người lớn. Đối với phụ huynh, họ bị ám ảnh, lo lắng về hệ thống các trường mầm non hiện nay. Cũng chính vì vậy, nhiều người có con ở độ tuổi đến trường, họ không gửi con đến các trường tư mà chuyển con sang học ở các trường có yếu tố nước ngoài. Bởi họ nghĩ ở môi trường đó con họ sẽ an toàn, được chăm sóc, học tập tốt. |
Trong một clip dạy trẻ múa hát được đăng tải, bảo mẫu Lê Thị Đông Phương luôn miệng tươi cười và tỏ ra rất ân cần chỉ dạy các bé: