Bé lớp 2 viết thư gửi PTT Vũ Đức Đam, giọng văn làm người lớn cũng phải thán phục

Ngày 24/03/2020 14:30 PM (GMT+7)

Với giọng văn đầy xúc động, bức thư mà cô bé lớp 2 viết gửi đến Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khiến nhiều người lớn thốt lên: "Mình cũng không thể viết như vậy!".

Dịch COVID-19 kéo dài khiến học sinh các cấp phải tạm dừng việc học. Hiện tại, phần lớn các em học tập qua các ứng dụng học trực tuyến hoặc được thầy cô gửi bài tập qua mạng.

Đối với học sinh tiểu học, mẫu giáo vẫn cần có người lớn chăm sóc mà bố mẹ vẫn phải đi làm, nhiều phụ huynh phải gửi con về quê để ông bà trông. Gần đây, một người mẹ có con gái nhỏ học lớp 2 đã đăng tải "thành quả" của con gái khi về quê "trốn dịch".

Theo đó, cô bé viết một bức thư gửi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhằm cổ vũ tinh thần chống dịch của người dân Việt Nam. Kèm với bức thư là một số bức tranh cổ động do chính tay cô bé vẽ.

"Thành quả của con gái mình sau 2 tháng trốn dịch về quê đấy mọi người ạ! Không hiểu sao lại thấm nhuần tư tưởng thế chứ. Hiểu biết dịch bệnh còn hơn cả mẹ, nay mình về quê đọc mà suýt tưởng tuyên truyền viên của COVID-19 luôn! Tranh cổ động nữa này, thư này, cả truyện tranh nữa này. Mình đưa 2 cái tiêu biểu thôi vì biết Mến với Hạnh cũng không duyệt đâu nhưng vẫn muốn khoe!", mẹ cô bé tự hào.

Bé lớp 2 viết thư gửi PTT Vũ Đức Đam, giọng văn làm người lớn cũng phải thán phục - 1

Bé lớp 2 viết thư gửi PTT Vũ Đức Đam, giọng văn làm người lớn cũng phải thán phục - 2

Bé lớp 2 viết thư gửi PTT Vũ Đức Đam, giọng văn làm người lớn cũng phải thán phục - 3

Nguyên văn bức thư cô bé lớp 2 viết gửi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam

Bức thư của cô bé được trình bày rõ ràng với giọng văn mạch lạc, chỉn chu. Cư dân mạng đã không tiếc lời khen và cảm thấy có chút hổ thẹn khi trình độ viết văn của mình không bằng cô bé lớp 2.

Bé lớp 2 viết thư gửi PTT Vũ Đức Đam, giọng văn làm người lớn cũng phải thán phục - 4

Những bức tranh do cô bé vẽ trong thời gian nghỉ dịch

Vân Chi: "Lớp 2 mà viết được như vậy thì chắc cháu ở trường học giỏi lắm nhỉ? Với lời văn này mà tôi cảm thấy 12 năm ăn học của mình thật có lỗi với thầy cô dạy Văn".

Vy Kim Khánh: "Đọc lá thư của con mà sao thấy xúc động, hạnh phúc quá. Tự hào vì đất nước có những mầm non như con".

Phương Quỳnh Trương: "Cô bé học lớp 2 suy nghĩ và làm được những điều lớn lao. Thế nhưng người lớn ý thức về bệnh đã kém, ý thức còn tồi nữa".

Bên cạnh đó vẫn có một số ý kiến nghi ngờ đây không phải giọng văn của trẻ con mà do mẹ bé đọc cho bé chép lại.

Thái Nam: "Trẻ con nó viết hồn nhiên và trẻ thơ lắm đọc cái là biết ngay, kinh nghiệm dạy văn của mình cho mình biết rõ đây là mẹ nó đọc con bé chép lại, có tranh là của con bé thôi".

Đáp lại những ý kiến này, bạn Hoàng Anh phản hồi: "Thay vì nghi hoặc rằng người lớn đọc cho con chép thì mình chọn tin là do con được nghe, được đọc, được tiếp xúc với thông tin báo đài nhiều nên học hỏi, tiếp thu được những câu chữ có phần hơi ''già'' so với tuổi của con thôi. Nghĩ tích cực lên!"

Bé lớp 2 viết thư gửi PTT Vũ Đức Đam, giọng văn làm người lớn cũng phải thán phục - 5

Cô bé Nguyệt Anh - chủ nhân của bức thư gây xúc động

Liên hệ với chị Nguyệt (Hà Nội) là chủ bài đăng và cũng là mẹ của cô bé Nguyệt Anh (học lớp 2, trường Tiểu học PĐG - Hà Nội), chị cho biết bé được chị gửi về quê ở từ đầu mùa dịch nên bức thư hoàn toàn do bé viết. "Mình về chơi thăm con mới đọc được bức thư nên chụp ảnh đăng lên mạng, chứ con ở cùng với ông bà mà. Bé còn viết và vẽ nhiều lắm, mình chỉ đăng một ít lên thôi. Bé nhà mình hay nghĩ và để ý. Thú thực nhiều lúc mình cũng không nghĩ và viết được thế", chị Nguyệt chia sẻ.

Chị cho biết bé Nguyệt Anh là một cô bé khá nhạy cảm và hay suy nghĩ. Bé rất thích đọc, viết lách và vẽ vời. Có thể ở nhà được xem tivi, nghe ông bà nói chuyện nhiều nên Nguyệt Anh mới có thể viết một bức thư mạch lạc, súc tích như vậy.

Tâm thư của cô giáo Gia Lai trong mùa dịch COVID-19 khiến bao học sinh rưng rưng
Vừa qua, một cô giáo tại Gia Lai chia sẻ bức tâm thư về mùa dịch COVID-19 khiến bao học sinh rưng rưng nước mắt.
H.M
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Cư dân mạng