Bên trong "ngôi làng của cái chết", nơi thi thể trơ xương được mặc quần áo và đi diễu hành

Ngày 02/03/2018 19:53 PM (GMT+7)

Tưởng chừng như chỉ có trong phim, nhưng ở ngôi làng này, việc đào mộ người thân để mặc quần áo mới cho thi thể lại trở thành một nghi thức truyền thống không thể thiếu.

Đây là ngôi làng của tộc người Torojan, thuộc vùng núi Sulawesi, Indonesia. Tộc người này có một nghi thức tang lễ vô cùng độc đáo mang tên "Rambu Solo". Sau một vài năm được chôn cất, người dân nơi đây sẽ đào mộ người thân của họ lên, làm vệ sinh cho những bộ hài cốt, sau đó khoác lên thi thể những bộ quần áo đẹp. Chính vì vậy, ngôi làng này còn được gọi là "ngôi làng của cái chết".

Bên trong amp;#34;ngôi làng của cái chếtamp;#34;, nơi thi thể trơ xương được mặc quần áo và đi diễu hành - 1

Ngôi làng của tộc người Torojan với nghi thức tang lễ kỳ lạ và có phần đáng sợ.

Theo đó, tộc người Torojan không bao giờ tin rằng người thân của họ đã mất. Chính vì vậy, cứ 3 năm một lần, họ sẽ đào mộ người thân lên để tổ chức nghi thức "Rambu Solo". Họ sẽ vệ sinh sạch sẽ cho bộ hài cốt, mặc quần áo, hóa trang thật đẹp, sau đó tổ chức lễ diễu hành rất hoành tráng. 

Bên trong amp;#34;ngôi làng của cái chếtamp;#34;, nơi thi thể trơ xương được mặc quần áo và đi diễu hành - 2

Thi thể người đã khuất bỗng "sống dậy" nhờ nghi lễ này.

Những bộ hài cốt này sẽ được coi như một thành viên trong gia đình. Họ được cho ăn uống, ngủ trên giường, thậm chí cũng có mặt trong những buổi họp mặt của gia đình.

Mục đích của truyền thống này vừa là để bày tỏ sự tôn kính với người đã khuất, vừa là để cầu xin phù hộ cho mùa màng bội thu, cuộc sống đủ đầy.

Tuy nhiên, nghi thức truyền thống này rất tốn kém bởi nó không khác gì một lễ hội trong nhiều ngày. Người Torojan sẽ cúng tế lợn, gà, trâu và nhiều sản vật khác cho linh hồn của người đã khuất. Số lượng cúng tế sẽ phản ánh địa vị xã hội của người đã mất. Ngoài ra, họ còn phải thiết đãi dân làng. Chính vì vậy, nhiều người đã lâm vào cảnh nợ nần chồng chất sau khi tổ chức nghi lễ "Rambu Solo".

Bên trong amp;#34;ngôi làng của cái chếtamp;#34;, nơi thi thể trơ xương được mặc quần áo và đi diễu hành - 3

Một hài cốt được mặc quần áo và cho hút thuốc.

Theo nhiếp ảnh gia Claudio Sieber, người đã dành 3 tuần sống với tộc người Torojan để tìm hiểu nghi thức kỳ lạ này, cho biết: "Người Torojan đã duy trì truyền thống này qua khoảng 9 thế kỷ, bất chấp sự tác động của các tôn giáo khác và văn hóa hiện đại. Đối với họ, việc đưa hài cốt người đã khuất trở về nhà rồi làm đẹp là cách để họ tôn vinh người thân".

Bên trong amp;#34;ngôi làng của cái chếtamp;#34;, nơi thi thể trơ xương được mặc quần áo và đi diễu hành - 4

Hài cốt của một bé gái.

Bên trong amp;#34;ngôi làng của cái chếtamp;#34;, nơi thi thể trơ xương được mặc quần áo và đi diễu hành - 5

Người dân mặc áo cho thi thể của người đã khuất.

Bên trong amp;#34;ngôi làng của cái chếtamp;#34;, nơi thi thể trơ xương được mặc quần áo và đi diễu hành - 6

Nhiều thế hệ người chết được đặt trong nhà.

Bên trong amp;#34;ngôi làng của cái chếtamp;#34;, nơi thi thể trơ xương được mặc quần áo và đi diễu hành - 7

Những hài cốt này được cung cấp mọi đồ dùng cần thiết, từ quần áo đến kính mắt, điện thoại di động...

Bên trong amp;#34;ngôi làng của cái chếtamp;#34;, nơi thi thể trơ xương được mặc quần áo và đi diễu hành - 8

Người dân nơi đây không hề tỏ ra sợ hãi, thậm chí còn vui vẻ chụp ảnh bên thi thể người thân đã mất.

Bên trong amp;#34;ngôi làng của cái chếtamp;#34;, nơi thi thể trơ xương được mặc quần áo và đi diễu hành - 9

Phong tục truyền thống kỳ lạ này đã được duy trì qua nhiều thế kỷ.

Bên trong ngôi làng bí ẩn dành cho những cựu tù nhân tội phạm tình dục
Có một ngôi làng bí ẩn, nơi trú ngụ của những tội phạm tình dục đã hoàn lương nhưng không thể hòa nhập với xã hội.
Khánh Hằng (Dịch từ Mirror)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h