Bệnh thalassemia là bệnh tan máu bẩm sinh được ví như một quả bom nguyên tử đã nổ nhưng không có tiếng, vì thế nhiều người vẫn đang thờ ơ với căn bệnh nguy hiểm này.
Thiếu máu trầm trọng, bệnh viện kêu gọi hiến máu khẩn cấp
Đó là những chia sẻ của GS Nguyễn Anh Trí – Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu Trung ương, khi nói về căn bệnh này. Theo thống kkê của Hội tan máu bẩm sinh Việt Nam, hiện nay ở nước ta, có khoảng 10 triệu người mang gen bệnh, hơn 20.000 bệnh nhân đang cần được điều trị.
Biện pháp điều trị được áp dụng là truyền máu và thải sắt trong cơ thể. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương việc tiếp cận với điều trị còn nhiều hạn chế, do điều kiện cơ sở vật chất, hoàn cảnh bệnh nhân không cho phép vì thế để ngăn chặn căn bệnh này không phải là chuyện một sớm, một chiều.
Bởi vậy, biện pháp phòng bệnh tốt nhất được các chuyên gia đầ ngành đưa ra là nâng cao nhận thức của cộng đồng, hạn chế sinh ra những trẻ mang gen bệnh hoặc đã mắc bệnh.
Hàng ngìn bệnh nhân điều trị tan máu bẩm sinh tại Viện huyết học Truyền máu TW
Theo các chuyên gia, bệnh thalassemia là một bệnh máu di truyền có ở cả 2 giới với tỷ lệ ngang nhau, bệnh có 2 biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, người bị bệnh thalassemia thường chậm phát triển thể chất và có nhiều biến chứng do tình trạng thiếu máu và quá tải sắt gây ra.
Hiên nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi bệnh, chủ yếu là điều trị triệu chứng suốt đời. Do đó, bệnh nhân mắc bệnh này phải chịu rất nhiều thiệt thòi, đồng thời ảnh hưởng đến gia đình và xã hội.
GS Nguyễn Anh Trí – Viện trưởng Viện Huyết học và truyền máu Trung ương đồng thời là Chủ tịch Hội tan máu bẩm sinh Việt Nam bày tỏ: “Thalassemia là vấn đề của toàn xã hội, ảnh hưởng nghiêm trong đến kinh tế, đời sống và tương lai nòi giống, tầm ảnh hưởng của Thalassemia a như một quả bom nguyên tử đã nổ nhưng không có tiếng động nên rất nhiều người còn thờ ơ với nó”.