Cẩn trọng ăn uống ngày Tết, đừng để sán đóng kén trong não, giun bò lổm ngổm dưới da

Ngày 18/02/2018 10:37 AM (GMT+7)

Nhiều trường hợp ăn Tết song phải nhập viện vì mắc các bệnh về ký sinh trùng, trong đó có những người bị sán đóng kén trong não, có bệnh nhân lại bị giun bò dưới da.

Bị sán vào gan, lên não do ăn sống

Ths.BS Trần Huy Thọ - Trưởng khoa Khám và Điều trị chuyên ngành (Viện sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương) cho biết, những năm gần đây số lượng người mắc và đến điều trị các bệnh do ký sinh trùng ngày càng gia tăng. Thống kê năm 2017 cho thấy, đó có khoảng 17.000 ca tới khám các bệnh do ký sinh trùng tại viện, tăng 10.000 ca so với năm 2016.

Cẩn trọng ăn uống ngày Tết, đừng để sán đóng kén trong não, giun bò lổm ngổm dưới da - 1
Những trường hợp mắc bệnh về ký sinh trùng thường tăng sau dịp tết.

Điều đáng nói là, đa số các ca mắc ký sinh trùng đều bắt nguồn từ thói quen ăn uống, cũng như sinh hoạt hàng ngày của người dân, đặc biệt trong dịp Tết đến, Xuân về.

Với kinh nghiệm của mình, BS Thọ rằng thời điểm sau Tết Nguyên đán, số lượng người đến khám vì mắc các bệnh liên quan đến giun sán tăng lên rất nhiều, trong đó nhiều nhất là: sán lá gan, sán não, giun đũa chó mèo,…

Theo đó, bệnh sán lá gan lớn thường đi vào cơ thể qua việc ăn các loại rau thủy sinh như rau muống, rau ngổ, rau cải xoong…BS Thọ cảnh báo, việc nhiều người thích ăn lẩu ngày Tết nhúng các loại rau thủy sinh chưa chín kỹ cũng sẽ tạo điều kiện cho ấu trùng sán lá gan lớn đi vào cơ thể phát triển.

Cẩn trọng ăn uống ngày Tết, đừng để sán đóng kén trong não, giun bò lổm ngổm dưới da - 2

Các loại rau thủy sinh như rau muống, rau cần...nếu ăn tái, ăn sống dễ bị sán lá gan lớn

Còn sán lá gan nhỏ và sán não cũng bắt nguồn từ việc ăn các loại thực phẩm sống, như ăn gỏi cá mắc sán lá gan nhỏ. Ăn tiết canh, nem thính, nem chạo dễ bị sán lên não…

Ca bệnh điển hình nhất mà BS Thọ vẫn còn nhớ đó là trường hợp nam bệnh nhân người H’Mông (ở Hà Giang) vì ăn tiết canh lấy may ngày Tết mà bị sán lên não, đóng hơn 20 tổ kén trong não.

Cẩn trọng ăn uống ngày Tết, đừng để sán đóng kén trong não, giun bò lổm ngổm dưới da - 3

BS Thọ đang xem hồ sơ một bệnh nhân bị sán làm tổ trong gan.

Đáng nói là trường hợp này lại không hề nghĩ mình bị sán lên não, mà cho rằng đó là biểu hiện của các cơn động kinh, nên đi chạy chữa ở bệnh viện tâm thần nhiều tháng trời. Sau khi điều trị không thuyên giảm, đầu như muốn nổ tung thì mới đến Viện Ký sinh trùng thăm khám, tại đây các bác sĩ đã kết luận, nam bệnh nhân này mắc sán lá gan.

Ngứa cồn cào cơ thể vì thú cưng

Ngoài những căn bệnh thường gặp trên, BS Thọ cho biết không chỉ dịp Tết mà những ngày thường số lượng người đến khám và điều trị bệnh giun đũa chó mèo ngày càng gia tăng và chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số người bệnh tại viện.

Nguyên nhân dẫn đến việc đông người mắc căn bệnh này đó là trào lưu nuôi thú cưng gần đầy của nhiều gia đình.

“Bản chất nuôi thú cưng như chó mèo không phải là xấu, nhưng khi nuôi nếu không vệ sinh, không tẩy giun, không tiêm phòng bệnh đó sẽ là nguồn gây bệnh cho con người”, BS Thọ cho hay.

Cẩn trọng ăn uống ngày Tết, đừng để sán đóng kén trong não, giun bò lổm ngổm dưới da - 4

Một bệnh nhân bị nhiễm giun đũa chó mèo ngứa dưới da nhiều năm trời đang điều trị tại viện.

Ngoài ra, việc ăn các loại rau sống có chứa ấu trùng giun đũa chó mèo cũng là một trong số những nguyên nhân gây bệnh. “Việc chó mèo phóng uế bừa bãi, sau đó ấu trùng giun bám vào các loại rau ngoài tự nhiên, con người nếu ăn phải (ăn rau sống, rau tái) thì sẽ nhiễm bệnh”, BS Thọ cảnh báo.

Theo Ths Nguyễn Huy Thọ, khi bị ấu trùng giun đũa chó mèo đi vào cơ thể, loại ấu trùng này có thể đi dưới da và tạo thành những đường hầm như giun bò. Một số trường hợp khác thì ấu trùng giun đũa đi vào máu khiến cơ thể bị ngứa cồn cào, vô cùng khó chịu.

Cẩn trọng ăn uống ngày Tết, đừng để sán đóng kén trong não, giun bò lổm ngổm dưới da - 5

Nhiều người bị ấu trùng giun đũa chó mèo bò lổm ngồm dưới da.

“Tôi đã từng gặp một vị quan chức bị ấu trùng giun đũa chó mèo xâm nhập và bị ngứa khắp cơ thể. Vị quan chức này sau đó đi khám da liễu nhiều nơi nhưng vẫn không khỏi, trong khi đó những cơn ngứa càng trầm trọng hơn.

Thậm chí, ông ấy còn sắm riêng một chiếc lược lúc nào cũng đem theo bên mình để khi nào ngứa thì dùng chiếc lược đó để cào”, BS Thọ kể lại.

BS Thọ cho rằng, bệnh sán lá gan, sán não hay giun đũa chó mèo tuy không gây tử vong ngay, nhưng nó khiến nhiều người khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Để phòng những căn bệnh này, không còn cách nào khác là ăn chín, uống sôi, giữ vệ sinh sạch sẽ và tẩy giun sán cho chó mèo khi nuôi trong gia đình.

>>XEM THÊM: Nhiều món ăn nhiễm sán gây động kinh, rối loạn tâm thần

Bị giun đũa làm tổ trong não vì thói quen nuôi chó mèo, ăn rau sống không đúng
Ban đầu khi làm các xét nghiệm, chụp chiếu, các bác sĩ chẩn đoán anh Dinh có u não hiếm gặp. Tuy nhiên khi làm lại xét nghiệm để đối chiếu, mọi người...
Lê Phương
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h