Cảnh chưa từng có ở các chợ ngày mùng 6 Tết: Khách đìu hiu, giá cả không tăng "dựng đứng"

Minh Khuê - Ngày 17/02/2021 14:45 PM (GMT+7)

Những năm trước, các chợ sau Tết lượng khách đông đúc và giá cả tăng chóng mặt gấp 2-3 lần so với thường ngày thì năm nay, lượng hàng hóa dồi dào nhưng khách đìu hiu, giá tăng nhẹ.

Cảnh chưa từng có: Khách đìu hiu, giá cả hàng hóa chỉ tăng nhẹ

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài, cuộc sống đang dần trở lại trạng thái bình thường. Tại các chợ dân sinh diễn ra cảnh tượng chưa từng thấy, đó là cảnh vắng vẻ người mua, người bán. Các tiểu thương cho biết họ chỉ nhập một số hàng hóa nhất định do người dân hạn chế đi chợ, sinh viên vẫn chưa lên học trở lại để phòng tránh dịch, lượng khách mua giảm hẳn so với những năm trước.

Chị Thảo (tiểu thương chợ Đồng Xa, P. Mai Dịch, Hà Nội) cho hay: "Thường những năm trước, ngày mùng 5 Tết khách đông đúc, chủ yếu mua rau củ và thịt cá tươi. Năm nay, khách vắng lắm, giảm hơn 2/3. Nhiều người chưa lên thành phố, sinh viên chuyển sang học online, nhiều gia đình đang có đồ ăn mau từ trong Tết cũng ngại đi chợ giữa mùa dịch".

Cảnh chưa từng có ở các chợ ngày mùng 6 Tết: Khách đìu hiu, giá cả không tăng amp;#34;dựng đứngamp;#34; - 1

Mùng 6 Tết, rau củ quả ở chợ giá cả tăng không nhiều

Theo khảo sát, một số loại rau củ quả giá tăng gấp đôi so với ngày thường, rau cần 10.000 đồng/bó, rau muống 10.000 đồng/bó, su hào 5.000 đồng/củ, cà chua 12.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá thịt lợn vẫn ổn định như đợt trong Tết, chỉ có sườn tăng vài chục ngàn đồng/kg. Giá thịt bò cũng "đứng yên", dao động từ 28.000 đồng - 30.000 đồng/lạng tùy loại, không tăng so với thời điểm trước Tết. 

Nhìn chung so với những năm trước, mức giá này tương đối ổn định, có tăng nhưng không nhiều. "Giá tăng một phần do nguồn cung chưa nhiều, người hái rau và thu hoạch các loại củ, quả đang nghỉ Tết. Chỉ vài ba hôm nữa, nguồn cung nhiều, giá bán sẽ trở về ổn định. Tình hình mua bán năm nay chán quá, kiểu này cả tuần nữa cũng vắng vẻ thế này. Khách giảm vì các lao động trong khu trọ và sinh viên chưa trở lại. Dân sống ở đây thì có xu hướng đi siêu thị nên gần như chợ không có khách", chị Xuân (tiểu thương chợ Mỹ Đình) nói.

Cảnh chưa từng có ở các chợ ngày mùng 6 Tết: Khách đìu hiu, giá cả không tăng amp;#34;dựng đứngamp;#34; - 2

So với những năm trước, mức giá này tương đối ổn định, có tăng nhưng không nhiều

Chị Xuân là một trong những tiểu thương mở hàng từ mùng 2 Tết nhưng lời lãi chẳng được bao nhiêu. Sở dĩ hàng hóa dồi dào dù người thu hoạch chưa trở lại làm việc là do lượng khách mua ít hơn nên hàng hóa vẫn còn nhiều. "Khách ít thế này mà giá cả tăng nữa thì không ai mua đâu, coi như mình chịu lãi ít một chút để khách vẫn chịu mua, nếu giá cao có thể khách quay xe ngay", chị Xuân nói thêm.

Người bán "ngồi chơi xơi nước"

Theo khảo sát, mặt hàng được nhiều người tìm mua là rau, củ, quả vì ai cũng muốn các bữa ăn thanh đạm sau đợt Tết chủ yếu ăn các loại thịt, giò, chả, nem...  Cho nên, mặt hàng này thường hết sớm tại các chợ trên địa bàn Hà Nội.

Cảnh chưa từng có ở các chợ ngày mùng 6 Tết: Khách đìu hiu, giá cả không tăng amp;#34;dựng đứngamp;#34; - 3

Là người luôn giữ thói quen đi chợ đầu năm vì không muốn tích trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh, chị Xuyến (Đống Đa, Hà Nội) cho hay, năm nay giá cả ổn định, khác với những năm trước. Thông thường sau Tết giá cả "tăng dựng đứng", khách mua ầm ầm nên hàng hết sớm. Giá thịt bò thăn khoảng 310.000 đồng - 320.000 đồng/kg, thịt gà và cá nước ngọt tăng giá khoảng 5% không đáng kể, xương lợn dao động từ 250.000 đồng - 300.000 đồng/kg, thịt lợn từ 180.000 đồng - 220.000 đồng/kg.

Giá gà trống khoảng 140.000 đồng/kg; các chép khoảng 85.000 đến 100.000 đồng/kg, cá trắm từ 140.000 đến 200.000 đồng/kg.

Cảnh chưa từng có ở các chợ ngày mùng 6 Tết: Khách đìu hiu, giá cả không tăng amp;#34;dựng đứngamp;#34; - 4

Nhiều tiểu thương "ngồi chơi xơi nước" vì không có khách

"Năm nay, tôi đi chợ từ mùng 3 Tết mà nhiều người bán hàng ngồi chơi xơi nước, người bán còn đông hơn người mua. Đến ngày mùng 5 Tết lẽ ra khách đã đông nhưng cảnh tượng lại khác hẳn. Những năm trước, để làm nồi lẩu sau Tết tốn cả triệu đồng thì năm nay chỉ tốn một nửa tiền đã mua đủ các nguyên liệu", chị Xuyến bày tỏ.

Trong khi đó, giá cả các mặt hàng tại siêu thị ổn định. Nhiều siêu thị đã thu hút đông khách vì mở cửa xuyên Tết. Cục Quản lý giá, Bộ Tài Chính cho biết giá cả thị trường trước Tết không có biến động do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nguồn cung dồi dào, nhiều chương trình khuyến mại giảm giá góp phần ổn định giá cả.

6 thứ người dân mua tấp nập đầu năm Tân Sửu 2021 để năm mới phát tài, phát lộc
Đến hẹn lại lên, cứ dịp đầu năm mới, người dân lại đổ xô mua muối, mua lửa, vật phẩm phong thủy... với mong muốn có nhiều tài lộc, ấm no hơn năm cũ.
Minh Khuê
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Giá cả thị trường Tết