Đôi vợ chồng được chọn thực hiện nghi lễ “tình phộc" ở miếu Đụ Đị cho biết, nhiều năm nay cuộc sống của họ khá may mắn, suôn sẻ và mới đón tin vui.
Trong Lễ mật tại miếu Trò làng Trám (còn có tên gọi là miếu Đụ Đị), xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ thường có một đôi nam nữ được chọn thực hiện nghi lễ Linh tinh tình phộc vào lúc 0h ngày 12 tháng Giêng âm lịch. Trong đó, người con trai cầm nõ (bộ phận sinh dục nam, bằng gỗ, to như cái dùi, sơn màu đỏ) đâm thẳng vào cái nường (bộ phận sinh dục nữ, bằng gỗ, khoét lỗ to, sơn màu đỏ). Với người dân nơi đây, nghi lễ Linh tinh tình phộc thường được gọi trêu đùa là trò "người lớn".
Miếu Trò
Năm nay, vợ chồng anh Chử Đức Chiến (SN 1978) và chị Bùi Thị Thanh Huyền (SN 1990) vẫn được chọn thực hiện nghi lễ Linh tinh tình phộc. Anh chị đã thực hiện nghi lễ này suốt 5 năm nay.
Chiều 22/2 (tức 11 tháng Giêng), trước thời điểm diễn ra nghi lễ “tình phộc” vài tiếng, vợ chồng anh Chiến vẫn hăng say làm việc/
“Năm nay vợ chồng tôi vẫn được chọn làm nghi lễ tình phộc trong miếu Đụ Đị. Năm ngoái, do ảnh hưởng của dịch nên miếu rất ít người chứng kiến thời khắc thiêng liêng của nghi lễ. Năm nay, không khí chắc cũng vậy nhưng cảm giác trước khi vào làm chuyện ấy vẫn rất hồi hộp”, anh Chiến tâm sự.
Ngồi bên anh Chiến, chị Huyền vẫn e thẹn khi được hỏi về thời khắc hai vợ chồng làm “chuyện ấy” trước nhiều người.
"Đã 5 năm cầm cái nường thực hiện nghi lễ nhưng mỗi lần cầm cái nường (tượng trung cho bộ phận sinh dục nữ), cảm xúc của tôi vẫn nguyên vẹn như lần đầu. Dân làng hay trêu vợ chồng tôi lắm, bảo gan thật đấy, vợ chồng trẻ mà không ngại. Tuy nhiên do nghi thức “tình phộc” trang nghiêm nên vợ chồng tôi cũng không ngại nữa, muốn đóng góp, bảo tồn truyền thống lễ hội cho muôn đời sau”, chị Huyền chia sẻ.
Lễ hội Linh tinh tình phộc diễn ra vào lúc nửa đêm (tức đêm 11 rạng sáng ngày 12 tháng Giêng âm lịch)
Năm nay, hai vợ chồng anh Chiến chị Huyền đã từ chối làm nghi thức “tình phộc” nhưng xã chưa tìm được đôi nào để thay thế nên hai vợ chồng vẫn làm.
"Dù đã thành thạo “chuyện ấy” nhưng trước khi thực hiện nghi lễ, chúng tôi vẫn phải tập trong buồng kín bằng dụng cụ tự tạo. Khi tập ít khi trượt nhưng khi làm thật cũng có lần chồng đâm trượt vì hồi hộp", chị Huyền chia sẻ
Cũng theo anh Chiến, năm ngoái, vợ chồng anh thực hiện nghi thức "tình phộc" trong miếu khi tắt điện, anh không phải che chở cho vợ mình như mọi năm vì trong miếu không có ai. Nhiều năm làm việc này thấy cuộc sống khá may mắn và suôn sẻ. Đặc biệt, gia đình anh chị vừa có thêm thành viên mới là một cậu con trai kháu khỉnh.
Hiện tại, gia đình anh Chiến đã có 3 người con trai, cháu lớn 8 tuổi, cháu thứ hai 7 tuổi và cháu út mới được 4 tháng tuổi nhưng hai vợ chồng chưa có ý định dừng sinh đẻ. “Dù có 3 người con trai nhưng vợ chồng tôi vẫn muốn có thêm cô con gái cho có nếp có tẻ và kinh tế gia đình cũng đủ khả năng nuôi các cháu”, chị Huyền nói.
Ông Nguyễn Thành Ngữ, chủ từ miếu Đụ Đị cho biết, năm nay do dịch nên chỉ tổ chức phần lễ chứ không tổ tức phần hội. Bên trong miếu chỉ có chủ từ và đôi nam nữ thực hiện nghi lễ.
Miếu Trò vắng lặng, không có cảnh đông nghịt người dân đến vui chơi như mọi năm
Hình ảnh bên trong ngôi miếu Đụ Đị - nơi cặp đôi thực hiện nghi lễ “tình phộc” sau khi chủ tế hô to 3 tiếng "Linh tinh tình phộc"
Nơi cất giữ linh vật trong ngôi miếu
Trước giờ diễn ra nghi thức Lễ Mật, chị Huyền vẫn miệt mài lao động
Vợ chồng anh Chiến vẫn e thẹn khi kể về những lần làm “chuyện ấy” trong miếu
Anh chị đã có 3 người con trai nhưng anh Chiến vẫn muốn sinh thêm cô con gái
Hình ảnh vợ chồng anh Chiến, chị Huyền làm “chuyện ấy” trong miếu Đụ Đị trước sự chứng kiến của nhiều người dân trong vùng cũng như du khách tò mò
Lễ hội “Linh tinh tình phộc” hay còn gọi là “Lễ hội Trò Trám” được tổ chức thường niên vào các ngày 11 và 12 tháng Giêng hằng năm. Tại lễ hội này, điểm hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của du khách thập phương nhất đó là Trò Trám và Lễ mật tại miếu Trò (còn gọi là miếu Đụ Đị) - xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Đây là lễ hội tôn vinh tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp, được người dân ở đây trân trọng gìn giữ. Các nhà văn hóa cũng đánh giá đây là “lễ hội đáng quý”, mang đậm tính dân tộc, may mắn được khôi phục lại từ năm 1993.