Cập nhật 29/8: Hai tài xế mắc COVID-19 đi giao hàng nhiều nơi, hàng loạt F1 thành F0

K.T - Ngày 29/08/2021 12:10 PM (GMT+7)

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Hậu Giang cho hay, tỉnh vừa được Bộ Y tế công bố thêm 11 ca mắc COVID-19. Trong đó, 1 trường hợp có dịch tễ về từ TP.HCM; 9 trường hợp liên quan đến ổ dịch tại xã Long Phú (thị xã Long Mỹ) và 1 trường hợp ghi nh

Hai tài xế mắc COVID-19 đi giao hàng nhiều nơi, hàng loạt F1 thành F0

Trong 9 trường hợp liên quan đến ổ dịch tại xã Long Phú (thị xã Long Mỹ), có 7 trường hợp là F1 của hai bệnh nhân (BN411233 và BN411234) đi giao hàng nhiều nơi.

Cụ thể, khoảng 20 giờ 30 phút ngày 22/8, BN411233 cùng BN411234 điều khiển xe tải từ ấp Tân Bình 1, xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đi giao hàng tại TP.HCM.

Đến 0 giờ 30 phút ngày 23/8, cả hai điều khiển phương tiện đến đường Trần Đại Nghĩa, quận Bình Tân, TP.HCM và nghỉ tạm trên xe. Khoảng 10 giờ cùng ngày, sau khi giao hàng xong cả hai điều khiển phương tiện về tỉnh Vĩnh Long tiếp tục nhận hàng và đi giao hàng tại tỉnh Kiên Giang.

Đến 8 giờ ngày 24/8, cả hai điều khiển phương tiện từ tỉnh Kiên Giang về ấp Tân Bình 1, xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.

Cập nhật 29/8: Hai tài xế mắc COVID-19 đi giao hàng nhiều nơi, hàng loạt F1 thành F0 - 1

Khoảng 15 giờ 45 phút cùng ngày, hai người về đến Trung tâm Y tế thị xã Long Mỹ đăng ký xét nghiệm test kháng nguyên, kết quả ghi nhận dương tính với SARS-CoV-2 nên được cách ly tạm thời và lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR.

Đến 2 giờ 5 phút ngày 25/8, CDC Hậu Giang thông báo kết quả khẳng định BN411233 cùng BN411234 dương tính với SARS-CoV-2.

Sau khi BN411233 và BN411234 có kết quả khẳng định dương tính với SARS-CoV-2, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thị xã Long Mỹ đã chỉ đạo truy vết, điều tra dịch tễ các trường hợp có liên quan để đưa đi cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR.

Đến 6 giờ 11 phút ngày 26/8, CDC thông báo kết quả xét nghiệm RT-PCR, ghi nhận thêm 7 trường hợp là F1 của BN411233 và BN411234 cùng dương tính với SARS-CoV-2, đó là các bệnh nhân có mã số từ BN411237 - BN411243.

Tất cả 11 trường hợp nêu trên sau khi có kết quả xét nghiệm RT-PCR khẳng định dương tính với SARS-CoV-2 đã được chuyển về cách ly tại các cơ sở điều trị là Bệnh viện dã chiến Phụng Hiệp - Khu Hòa An, Bệnh viện dã chiến Vị Thủy và Trung tâm Cấp cứu, hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân COVID-19 tỉnh Hậu Giang, hiện tại tình trạng sức khỏe ổn định.

Tổng số ca mắc COVID-19 tại Hậu Giang đến thời điểm hiện tại là 442 ca (đã được Bộ Y tế công bố 430 ca; 12 ca đang hoàn thiện hồ sơ dịch tễ chờ Bộ Y tế cấp mã bệnh nhân).

Trong ngày có 4 bệnh nhân COVID-19 được điều trị khỏi, nâng tổng số ca bệnh COVID-19 được điều trị khỏi của Hậu Giang lên 284 ca.

(Theo Tiền Phong)

KHẨN: Tìm người đến những địa điểm liên quan nữ công nhân mắc Covid-19

Chiều 29-8, UBND huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An) phát thông báo khẩn về địa điểm liên quan đến bệnh nhân Covid-19. Các địa điểm trong thông báo gồm:

- Công ty Masan - Khu công nghiệp Nam Cấm (địa chỉ Nghi Long, Nghi Lộc): Từ ngày 15-8 đến 29-8.

- UBND phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò, khoảng 9-10 giờ, ngày 23-8.

- Trạm Y tế phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò, khoảng 14-15 giờ, ngày 23-8. 

UBND huyện Nghi Lộc đề nghị những ai có mặt tại các địa điểm này cần khẩn trương liên hệ với trạm y tế gần nhất để được hỗ trợ.

Trước đó, ngày 27-8, qua test nhanh, công ty Công ty Masan phát hiện 1 nữ công nhân 24 tuổi dương tính với SARS-CoV-2 nên lập tức cách ly tại phòng riêng của công ty, đồng thời báo nhân viên y tế đến lẫy mẫu xét nghiệm PCR. Kết quả xét nghiệm sau đó khẳng định người này mắc Covid-19. Nữ công nhân này có hộ khẩu thường trú ở phường Nghi Thủy nhưng đang thuê trọ tại phường Nghi Tân (thị xã Cửa Lò). Đến nay bố, mẹ và cả con gái của nữ công nhân này cũng đã mắc Covid-19.

Mở rộng xét nghiệm, Công ty Masan sau đó phát hiện thêm 1 nữ công nhân 19 tuổi (trú ở xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc), cũng mắc Covid-19. Theo điều tra dịch tễ, trước khi mắc Covid-19, nữ công nhân này có lịch trình dày đặc, tiếp xúc với rất nhiều người.

Được biết, vào thời điểm sau khi phát hiện 2 nữ công nhân mắc Covid-19, bên trong công ty đang có hơn 600 người lao động. Hiện nay, hơn 100 F1 của 2 bệnh nhân đã được đưa đi cách ly tập trung.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh tại đây, ngày 28-8, UBND tỉnh Nghệ An cũng đã có quyết định thiết lập vùng cách ly y tế đối với toàn bộ khu vực Công ty TNHH Một thành viên Masan MB, Khu B - Khu công nghiệp Nam Cấm, địa chỉ xóm 1, xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc. Thời gian áp dụng, bắt đầu từ 18 giờ ngày 28-8.

(Theo Người Lao Động)

Quá nhiều F1 liên quan ca mắc Covid-19, Quảng Trị hỏa tốc nâng cao cấp độ chống dịch

Chiều 29-8, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Trị vừa công bố thêm 4 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

Cụ thể, có 2 trường hợp là F1 của BN 398979 (nhân viên của Trung tâm Y tế TP Đông Hà, được công bố mắc Covid-19 ngày 27-8); 1 trường hợp là nhân viên phục vụ tại khu cách ly tập trung Sở Giáo dục và Đào tạo cũ ở TP Đông Hà và trường hợp còn lại là lái xe ôtô tải từ Hải Phòng đi vào miền Nam, trong quá trình khai báo y tế tại Quảng Trị thì phát hiện mắc Covid-19. 

Hiện cả 4 trường hợp này đang được điều trị tại Bệnh viện Chuyên khoa Lao và Bệnh phổi tỉnh Quảng Trị.

Trong số 4 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 này, bà N.T.K.L (45 tuổi, công tác tại Trung tâm Y tế TP Đông Hà; là F1 của bệnh nhân 398979) có lịch trình di chuyển khá phức tạp. Ngoài làm việc tại các phòng khám ở Trung tâm Y tế TP Đông Hà, bà L. đi nhiều nơi như ngân hàng, siêu thị, chợ và tiếp xúc nhiều người.

Liên quan đến các trường hợp mắc Covid-19 trên, qua truy vết tỉnh Quảng Trị xác định có hơn 300 F1 và hàng trăm F2. Việc điều tra, truy vết các F1,F2 vẫn đang khẩn trương diễn ra.

Bắt đầu từ 17 giờ chiều nay, trên địa bàn TP Đông Hà sẽ triển khai áp dụng nguyên tắc Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ.

(Theo Người Lao Động)

TP Vinh kéo dài thêm 3 ngày "ai ở đâu yên đó"

Quyết định này được đưa ra khi tình hình dịch trên địa bàn TP Vinh vẫn rất phức tạp, số ca mắc mới trong ngày vẫn tăng cao. Tính từ đầu mùa dịch đến nay TP Vinh có số ca mắc nhiều nhất trong 21 địa phương của tỉnh với 419 ca. 

Cơ quan chức năng lấy mẫu sàng lọc cộng đồng ở TP Vinh.

Cơ quan chức năng lấy mẫu sàng lọc cộng đồng ở TP Vinh.

Hơn nữa, qua xét nghiệm sàng lọc cộng đồng ở TP vẫn ghi nhận thêm các ca mắc mới. Hiện, TP Vinh vẫn đang triển khai lấy mẫu sàng lọc cộng đồng lần 2 nhằm lọc kỹ, bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng.

Trước đó, ngày 23/8,  Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung thống nhất nâng cao biện pháp cách ly xã hội đối với TP Vinh trên một mức so với Chỉ thị 16 vì sự an toàn của cộng đồng, sức khỏe của người dân. 

Đồng thời, các cơ quan chức năng khoanh vùng, ưu tiên xét nghiệm đối với các vùng có nguy cơ rất cao và nguy cơ cao; xét nghiệm đối với toàn bộ người dân trong khu vực. Việc tổ chức lấy mẫu xét nghiệm phải được tổ chức chặt chẽ, an toàn, không để xảy ra tình trạng lộn xộn. Người dân được miễn phí kinh phí xét nghiệm.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu người dân không ra khỏi nhà, không ra khỏi nơi cư trú, kiên quyết yêu cầu "ai ở đâu ở yên đó", đây là điều kiện để kiểm soát dịch bệnh.

(Theo Gia đình và Xã hội)

Thái Bình dừng dịch vụ ăn uống tại chỗ từ 30/8

Chiều 29/8, ông Nguyễn Khắc Thận, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thái Bình cho biết, mặc dù dịch COVID-19 trong tỉnh Thái Bình đã được kiểm soát, song nguy cơ xâm nhập dịch từ bên ngoài vào tỉnh này hiện rất cao, nhất là dịp nghỉ lễ 2/9 sẽ nhiều người có nhu cầu về tỉnh.

Để ngăn chặn nguy cơ dịch xâm nhập tỉnh Thái Bình, đi trước một bước, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình đã quyết định, từ 12 giờ trưa mai (ngày 30/8), các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không phục vụ tại chỗ, chỉ cho phép bán mang về.

Các cơ sở khách sạn, nhà nghỉ yêu cầu không được đón, tiếp nhận khách ở lưu trú (chỉ được phép tiếp nhận một số trường hợp đặc biệt như: khách về tỉnh Thái Bình có lý do công vụ, về làm việc và được các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh đồng ý) và chỉ phục vụ ăn uống đối với khách lưu trú. Đối với một số hoạt động thể thao, tập gym, yoga, aerobic áp dụng nghiêm các quy định phòng, chống dịch đã đề ra.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình cũng yêu cầu các địa phương công khai ít nhất 3 số điện thoại tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân về phòng, chống dịch. Tăng cường tuần tra, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức không thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch. Tăng cường, nâng cao hiệu quả hoạt động của các chốt; làm tốt hơn nhiệm vụ kiểm soát người, phương tiện ra, vào tỉnh, đặc biệt là dịp nghỉ lễ 2/9.

Đặc biệt, UBND tỉnh Thái Bình vừa ban hành công văn hoả tốc số 3819 nêu rõ, từ 0 giờ giờ ngày 30/8, dừng toàn bộ việc test nhanh COVID-19 tại các chốt liên tỉnh, toàn bộ ngươi vào tỉnh Thái Bình đều phải có kết quả xét nghiệm 72 giờ âm tính với SARS-COVID-19, toàn bộ người đi qua các chốt kiểm dịch đều phải kiểm tra thân nhiệt và khai báo y tế.

Trước đó, tỉnh Thái Bình đã ra thông báo ngừng tiếp nhận người từ vùng dịch đang bị giãn cách xã hội về tỉnh này.

Thanh Hóa đình chỉ công tác một chủ tịch xã

Ngày 29/8, Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) Nguyễn Thế Anh cho biết, đã ký quyết định đình chỉ công tác 15 ngày đối với Chủ tịch UBND xã Thiệu Chính để kiểm điểm trách nhiệm trong phòng dịch COVID-19.

Cụ thể, tạm đình chỉ công tác đối với ông Lê Đình Dinh, Chủ tịch UBND xã Thiệu Chính để kiểm điểm trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn. Thời gian đình chỉ là 15 ngày (kể từ 28/8-11/9). Giao Phó Chủ tịch UBND xã Thiệu Chính Lê Văn Hưng chỉ đạo, điều hành hoạt động của UBND xã trong thời gian này.

Trước đó, cơ quan công an nhận được tin báo, khoảng 2 giờ sáng ngày 25/8, dù đã có lệnh cấm tổ chức các hoạt động tập trung đông người để phòng chống dịch COVID -19, chủ quán Karaoke Lộc Căng ở thôn Dân Tiến, xã Thiệu Chính, huyện Thiệu Hóa là Nguyễn Đình Lộc (SN 1980) vẫn đồng ý cho N.T.N, L.A.L, Đ.N.T, L.Đ.M (đều ở huyện Yên Định) đến quán hát karaoke.

Trong quá trình hát, N.T.N đã vay của Nguyễn Đình Lộc số tiền 26.400.000đ để trả nợ. Do N. là khách quen, thường xuyên đến quán hát nên Nguyễn Đình Lộc đã đồng ý cho N. vay số tiền trên.

Đến khoảng 7 giờ sáng cùng ngày, khi thanh toán tiền để về, Nguyễn Đình Lộc đã tính tổng cả số tiền N. vay và tiền hát hết 35.400.000đ. Do N. không có tiền trả, Nguyễn Đình Lộc đã giữ cả 4 người nói trên ở lại quán khi nào gia đình mang tiền đến trả mới cho về.

Công an tỉnh Thanh Hóa nhận được tin báo đã xác minh, bắt quả tang Nguyễn Đình Lộc về hành vi bắt giữ người trái pháp luật.

(Theo Tiền Phong)

Quốc khánh 2/9, Hà Nội siết chặt giãn cách xã hội

Nhằm đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố và thực hiện nghiêm giãn cách xã hội trong dịp Quốc khánh 2/9, tại Công văn số 186-CV/TU vừa ban hành, Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu lãnh đạo các cấp, các ngành Thành phố chỉ đạo các lực lượng thực hiện nghiêm việc kiểm tra công tác phòng, chống dịch; tổ chức chế độ trực theo dõi, nắm bắt tình hình, giải quyết công việc phát sinh trong dịp nghỉ lễ.

Các lực lượng chức năng duy trì công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòng, chống dịch bệnh, cháy nổ, an toàn giao thông trên địa bàn thành phố; chủ động làm tốt công tác phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn, xử lý những tình huống phát sinh, không để xảy ra đột biến, bất ngờ. Đặc biệt là bảo vệ an toàn tuyệt đối các mục tiêu trọng điểm trong dịp Quốc khánh 2/9.

Để tận dụng thời gian vàng giãn cách để cắt nguồn lây, Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu chính quyền cùng các đơn vị liên quan siết chặt giãn cách xã hội, người dân thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch, nhất là dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.

Để tận dụng thời gian "vàng" giãn cách để cắt nguồn lây, Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu chính quyền cùng các đơn vị liên quan siết chặt giãn cách xã hội, người dân thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch, nhất là dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.

Bên cạnh việc tăng cường kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt công tác phòng chống dịch, giãn cách xã hội để ngăn chặn dịch bệnh COVID-19, các đơn vị chức năng phải xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Thủ đô đang trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội lần thứ ba, trong khi đó, dịch bệnh vẫn có diễn biến hết sức phức tạp, số ca nhiễm trong cộng đồng vẫn tăng cao, nguy cơ khó lường. Do đó, Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, để không làm lãng phí thời gian giãn cách xã hội đã thực hiện trong thời gian qua, đồng thời bảo vệ thành quả phòng, chống dịch đã đạt được, toàn thành phố cần thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch của Trung ương và thành phố, đặc biệt là trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.

Cũng trong dịp kỷ niệm 76 năm ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2021), thành phố Hà Nội sẽ tổ chức thăm hỏi, tặng quà tập thể và cá nhân tiêu biểu tại các địa bàn có cơ sở cách mạng. Đồng thời tặng quà các đối tượng chính sách, người có công. Sẽ có tổng số 3.727 suất quà với tổng kinh phí là hơn 3,8 tỉ đồng được trao tặng trong dịp này.

Các địa phương tùy vào điều kiện và khả năng thực tế, có thể có các cơ chế chính sách hỗ trợ, tặng quà các gia đình người có công khó khăn trên địa bàn quản lý.

(Theo Gia đình và Xã hội)

Xuất hiện ổ dịch liên quan đến cảng cá, Quy Nhơn khẩn cấp phong tỏa 4 phường, xã

Trưa 29-8, ông Ngô Hoàng Nam - Chủ tịch UBND TP Quy Nhơn - đã ký quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tạm thời 4 địa phương, gồm 3 phường Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu, Hải Cảng và xã Phước Mỹ để tầm soát phòng chống dịch COVID-19. Thời gian thực hiện phong tỏa 48 giờ, kể từ 0 giờ ngày 30-8.

Nhân viên y tế lấy mẫu test nhanh SARS-CoV-2 cho ngư dân, thương lái, người lao động tại cảng cá Quy Nhơn.

Nhân viên y tế lấy mẫu test nhanh SARS-CoV-2 cho ngư dân, thương lái, người lao động tại cảng cá Quy Nhơn.

Theo ông Ngô Hoàng Nam, TP Quy Nhơn vừa xuất hiện một số trường hợp dương tính SARS-CoV-2 lây nhiễm trong cộng đồng ở khu vực 7, phường Bùi Thị Xuân. Các trường hợp này liên quan đến cảng cá Quy Nhơn, thuộc phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn.

Do vậy, chính quyền TP Quy Nhơn đã quyết định phong tỏa trong 48 tiếng đối với 4 phường, xã trên để ngành y tế tiến hành lấy mẫu xét nghiệm tầm soát Covid-19 cho toàn bộ người dân liên quan đến các ca F0 trong cộng đồng.

Tính đến sáng 29-8, Bình Định đã ghi nhận 674 ca Covid-19, trong đó có 415 ca đã khỏi bệnh được xuất viện, 6 ca tử vong. Riêng TP Quy Nhơn đã ghi nhận 71 ca, trong đó có 47 ca đã khỏi bệnh và 23 ca đang được điều trị.

(Theo Người Lao Động)

Sau vụ "mất tiền cho cò để tiêm vắc xin thần tốc”, Hà Nội cấm cán bộ nhận tiền "bồi dưỡng"

UBND TP Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc chấn chỉnh công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn thành phố.

Theo đó, công văn nêu rõ, qua phản ánh trên các phương tiện truyền thông đại chúng, gần đây có tình trạng một số đối tượng lợi dụng tình hình khan hiếm vắc xin và sự hiểu biết chưa đầy đủ của người dân trong việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 để thực hiện hành vi vi phạm.

Đáng nói, có nơi hình thành đường dây tiêm vắc xin "dịch vụ" thu lợi bất chính. Việc làm này không đúng với chỉ đạo của Bộ Y tế và thành phố Hà Nội.

Để đảm bảo công tác tiêm vắc xin theo quy định, UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở Y tế, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị trên địa bàn khẩn trương rà soát, chấn chỉnh, thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 đúng đối tượng, kịp thời, an toàn, hiệu quả và hoàn toàn miễn phí cho đối tượng tiêm chủng.

UBND TP Hà Nội nhấn mạnh, nghiêm cấm việc thu tiền, không nhận "bồi dưỡng" từ các tổ chức, đơn vị, cá nhân đến tiêm chủng (với bất kỳ hình thức nào). Các tổ chức, đơn vị nào để xảy ra tiêu cực trong công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 sẽ phải chịu trách nhiệm.

Hà Nội giao Sở Y tế, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị trên địa bàn tiếp tục tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng khi được Trung ương phân bổ vắc xin, đảm bảo an toàn, hiệu quả, tăng diện bao phủ, đúng đối tượng, vùng ưu tiên theo chỉ đạo đã ban hành.

Đồng thời, giao Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các đơn vị, lực lượng chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm trong công tác tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn quản lý (nếu có).

Trước đó, ngày 24/8, báo chí phản ánh tại UBND phường Vĩnh Phúc (quận Ba Đình, Hà Nội) có tình trạng nhận tiền "bồi dưỡng" rồi thu xếp tiêm vắc xin phòng COVID-19 "thần tốc" cho người có nhu cầu.

Ngay sau khi báo chí phản ánh vụ việc này, Chủ tịch UBND quận Ba Đình đã ký quyết định tạm đình chỉ công tác 15 ngày đối với bà N.T.C (công chức văn phòng - thống kê của UBND phường Vĩnh Phúc) để phục vụ công tác điều tra.

Mới đây, bà C. đã bị UBND quận Ba Đình ra quyết định kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.

(Theo Dân Việt)

Hà Nội tìm người đến một khoa ở BV Nông Nghiệp nơi 3 nhân viên y tế dương tính SARS-CoV-2

Ngày 29/8, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 huyện Thanh Trì (Hà Nội) có thông báo tìm người có liên quan đến Bệnh viện Đa khoa Nông Ngiệp, cơ sở Ngọc Hồi (Thanh Trì).

Tất cả người dân có đi, đến, khám và lấy test xét nghiệm nhanh COVID-19 tại bệnh viện này ở Khoa Bệnh nhiệt đới từ ngày 14/8/2021 đến 28/8/2021, cần thực hiện ngay tự cách ly theo dõi sức khỏe tại nhà. Đồng thời, người dân liên hệ ngay với trạm y tế gần nhất hoặc liên hệ với với Trung tâm y tế huyện Thanh Trì (khoa kiểm soát dịch bệnh, số điện thoại: 0242.263.1408) hoặc CDC Hà Nội, số điện thoại: 0969.082.115/ 0949.396.115 để được tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ.

Bênh viện Đa khoa Nông Nghiệp có 3 nhân viên y tế dương tính SARS-CoV-2.

Bênh viện Đa khoa Nông Nghiệp có 3 nhân viên y tế dương tính SARS-CoV-2.

Ngoài ra, CDC Hà Nội cũng đề nghị tất cả người dân trên địa bàn Hà Nội khi có một trong các biểu hiện như: sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác, khứu giác cần liên hệ ngay với trạm y tế phường, xã nơi cư trú để được hướng dẫn và làm xét nghiệm SARS-CoV-2 miễn phí nhằm phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh COVID-19.

Trước đó, tối 28/8, Sở Y tế Hà Nội cho biết, TP ghi nhận 3 ca dương tính SARS-CoV-2 là nhân viên y tế ở khu cách ly thuộc Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp. Trong đó, có 2 người là nhân viên khoa Bệnh nhiệt đới, thường xuyên lấy mẫu cho bệnh nhân COVID-19.

Ngày 25/8, 3 người này xuất hiện triệu chứng sốt, ho, đau họng, mệt mỏi. Ngày 27/8, được lấy mẫu test nhanh dương tính và sau đó xét nghiệm khẳng định PCR dương tính với SARS-CoV-2.

(Theo Dân Việt)

Người phụ nữ cởi khẩu trang, thách thức lực lượng chống dịch

Ngày 29/8, ông Ngô Quang Tiến, Phó chủ tịch UBND xã Hòa Thắng, TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, cho biết xã vừa ra quyết định xử phạt 2 triệu đồng đối với bà Nguyễn Thị Quý (SN 1971, trú tại thôn 8, xã Hòa Thắng). Bà Quý bị xử phạt do không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Trước đó, ngày 27/8, trong lúc lực lượng trực chốt kiểm soát phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đặt tại khu vực trước cổng chợ Hòa Thắng làm nhiệm vụ, phát hiện bà Quý đi ra đường nhưng không có lý do chính đáng nên nhắc nhở, yêu cầu bà quay về.

Tuy nhiên, bà Quý chẳng những không chấp hành mà còn cởi bỏ khẩu trang và thách thức, chống đối lực lượng làm nhiệm vụ. Ngay sau đó, lực lượng chức năng đã đưa bà Quý về trụ sở UBND xã Hòa Thắng làm việc, lập biên bản xử lý.

Như Tiền Phong đưa tin, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, UBND tỉnh Đắk Lắk quyết định thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn TP.Buôn Ma Thuột từ 18 giờ ngày 26/8 cho đến khi có thông báo mới.

Nhằm bóc tách các F0 trong cộng đồng, UBND TP.Buôn Ma Thuột sẽ thực hiện làm xét nghiệm test nhanh kháng nguyên đối với toàn bộ người dân ở địa bàn thành phố.

UBND TP.Buôn Ma Thuột cũng quy định, trong 5 ngày từ ngày 27 đến 31/8, toàn dân không được đi mua lương thực, thực phẩm mà chỉ mua hàng online hoặc thông qua chính quyền cơ sở mua hộ.

Trong những ngày đầu ra quân kiểm tra về việc chấp hành các quy định phòng chống dịch ở TP.Buôn Ma Thuột, các phường, xã xử phạt 53 trường hợp vi phạm với số tiền hơn 81 triệu đồng.

(Theo Tiền Phong)

Cả trăm công nhân trong KCN VSIP Quảng Ngãi "mở hội" bất chấp Chỉ thị 16

Sáng 29/8, ông Nguyễn Mạnh Cường, Chủ tịch UBND huyện Sơn Tịnh (tỉnh Quảng Ngãi) xác nhận tối 28/8, tại khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi, công nhân đang làm việc tại một công ty tụ tập hát karaoke bằng loa kẹo kéo trong khi địa phương áp dụng Chỉ thị 16 phòng chống dịch bệnh.

"Sự việc xảy ra khi công nhân nhà máy ngồi đợi kết quả xét nghiệm COVID-19", ông Cường nói.

Hình ảnh cả trăm công nhân thuộc 1 công ty trong khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi tụ tập hát hò trong đêm khi địa phương này áp dụng Chỉ thị 16. (Ảnh MXH)

Hình ảnh cả trăm công nhân thuộc 1 công ty trong khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi tụ tập hát hò trong đêm khi địa phương này áp dụng Chỉ thị 16. (Ảnh MXH)

Bà Huỳnh Thị Thùy Trinh, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH VSIP Quảng Ngãi khẳng định sự việc xảy ra tại 1 công ty trong khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi và cho biết: Vụ việc này đang được công an điều tra, xử lý.

Theo lãnh đạo Công an huyện Sơn Tịnh, sau khi nắm thông tin, Công an huyện Sơn Tịnh đã khẩn trương vào cuộc điều tra, xử lý. "Hiện, Công an huyện Sơn Tịnh đang thu thập thông tin xử lý vụ việc. Sau khi có kết quả điều tra, xử lý thì sẽ thông tin rộng rãi đến báo chí", vị lãnh đạo này cho hay.

Sở Y tế Quảng Ngãi thông tin, sáng nay (29/8), Quảng Ngãi tiếp tục ghi nhận 14 ca dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó có 10 ca bệnh liên qua đến địa điểm dịch tễ tại Công ty Hoya Lens ở huyện Bình Sơn. Tính từ ngày 26/6 đến nay, Quảng Ngãi ghi nhận 590 ca bệnh, trong đó có 333 ca bệnh được chữa khỏi, 2 ca bệnh tử vong.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, ngày 28/8, Quảng Ngãi đã áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 từ 12h ngày 28/8 đối với 9 huyện/thành phố/thị xã, gồm: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộc Đức, Trà Bồng, Sơn Hà, thị xã Đức Phổ và TP. Quảng Ngãi.

Theo đó, huyện Sơn Tịnh là 1 trong 9 địa phương của tỉnh Quảng Ngãi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, thế nhưng, tối 28/8, cả trăm công nhân một công ty tại khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi bất chấp quy định tụ tập "mở tiệc" hát hò.

(Theo Báo Giao Thông)

Nghệ An: Xử phạt tài xế lợi dụng xe cứu thương để vận chuyển khách chui

Ngày 29/8, Công an TP Vinh (Nghệ An) cho biết, đang hoàn thiện hồ sơ xử phạt 4 người lợi dụng xe cứu thương nhằm "thông chốt".

Theo đó, vào khoảng 18h ngày 28/8, tổ tuần tra cơ động số 1 phối hợp với chốt kiểm soát số 7 (Công an TP Vinh) đang làm nhiệm vụ kiểm soát phòng chống dịch COVID-19 tại đường 72m giáp ranh giữa địa phận xã Hưng Đông (TP Vinh) với xã Hưng Tây (Hưng Nguyên) thì phát hiện xe cứu thương bật đèn tín hiệu ưu tiên đi về hướng huyện Hưng Nguyên.

Tổ công tác đã tiến hành dừng xe kiểm tra. Lúc này, tài xế là anh N.X.S (SN 1982, trú xóm Ngũ lộc, xã Hưng Lộc, TP Vinh) cho biết, điều khiển chở trên xe gồm 03 người về huyện Thanh Chương, xe không chở người bệnh hay chở người đi cấp cứu. 

Tất cả những người này không xuất trình được các loại giấy tờ để đảm bảo yêu cầu cho việc di chuyển ra, vào TP Vinh khi địa bàn đang thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16.

Tổ công tác đã tiến hành lập biên bản xử lý 04 công dân trên với hành vi vi phạm: "Không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền", đề xuất xử phạt hành chính 30 triệu đồng với 4 công dân này.

(Theo Gia đình và Xã hội)

Bất chấp dịch bệnh, người dân vẫn tụ tập mua bán trên TL295

Sáng 29/8, theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, trên địa bàn Tỉnh lộ 925 thuộc địa phận giáp ranh giữa phường Ba Láng, quận Cái Răng, TP Cần Thơ và xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, khá nhiều người dân tụ tập buôn bán bất chấp lệnh giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Người dân mua bán bất chấp dịch bệnh COVID-19 trên Tỉnh lộ 925.

Người dân mua bán bất chấp dịch bệnh COVID-19 trên Tỉnh lộ 925.

Từ hướng QL1A rẽ vào bên hông Bệnh viện Đa Khoa Số 10, dọc theo Tỉnh lộ 925, hai bên lề đường, người dân đổ xô nhau mua bán đông nghẹt, kéo dài hàng trăm mét. Giao thông lộn xộn, rất nguy hiêm, nhất là trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp.

PV đã liên hệ với ông Nguyễn Quốc Cường, Chủ tịch UBND quận Cái Răng phản ánh về việc người dân tụ tập mua bán rất đông trên địa bàn phường Ba Láng trong thời gian giãn cách xã hội.

Nhận được phản ánh của PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Quốc Cường ngay lập tức đã chỉ đạo cho UBND phường Ba Láng phối hợp với xã Tân Phú Thạnh (huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) kiểm tra ngay.

Và lực lượng đã tuyên truyền và xử lý nghiêm những trường hợp tụ tập mua bán trong thời gian giãn cách xã hội và thực hiện theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Được biết khu chợ này tự phát, vừa hình thành trong thời gian gần đây.

(Theo Báo Giao Thông)

Hai cán bộ y tế nhận hối lộ để công nhân 2 doanh nghiệp tự do qua chốt

Trao đổi với Báo Người Lao Động, lãnh đạo Công an tỉnh Thái Bình cho biết, ngày 28-8, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã tiến hành khởi tố và bắt tạm giam 4 người về tội nhận hối lộ và đưa hối lộ.

Chốt kiểm soát dịch COVID-19 tại Cầu Triều Dương, Huyện Hưng Hà.

Chốt kiểm soát dịch COVID-19 tại Cầu Triều Dương, Huyện Hưng Hà.

Trong đó, 2 cán bộ ngành y tế là Phạm Việt Cường (1992, trú tại xã Hòa Tiến, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), là cán bộ Trung tâm y tế huyện Hưng Hà và Vũ Thị Lan (1984, trú tại xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà), là cán bộ Trạm y tế xã Tân Lễ, bị khởi tố bắt tạm giam về tội nhận hối lộ, quy định tại khoản 2, điều 354 Bộ luật Hình sự.

2 đối tượng còn lại là Nguyễn Duy Việt (1983, trú tại Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội), là Trưởng phòng hành chính nhân sự Công ty TNHH Thiên Sơn có trụ sở tại xã Thiện Phiến, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên và Nguyễn Trọng Đạt (1984, trú tại xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ), cán bộ của công ty Cổ phần Tiên Hưng có trụ sở tại thị trấn Vương, huyện Tiên Lữ, cũng bị khởi tố, bắt tạm giam về tội đưa hối lộ, quy định tại khoản 2, điều 364 Bộ luật Hình sự.

Theo tài liệu điều tra ban đầu, với vai trò là cán bộ y tế thuộc tổ liên ngành tại chốt kiểm dịch COVID-19 ở cầu Triều Dương (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, giáp ranh tỉnh Hưng Yên) và có nhiệm vụ kiểm tra giấy xét nghiệm COVID-19 đối với người ra, vào tỉnh Thái Bình, Phạm Việt Cường đã nhận số tiền 3,5 triệu đồng từ Nguyễn Trọng Đạt để tạo điều kiện cho các công nhân của các công ty Tiên Hưng chưa xét nghiệm Covid-19 được qua chốt.

Tương tự, cán bộ y tế xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà là Vũ Thị Lan cũng nhận số tiền 5 triệu đồng của Nguyễn Duy Việt để cho các công nhân của các Công ty Tiên Sơn được qua chốt cầu Triều Dương khi chưa có giấy xét nghiệm COVID-19.

Sau khi cầm tiền, Phạm Việt Cường và Vũ Thị Lan đã "nhắm mắt" để công nhân của 2 doanh nghiệp trên đã thoải mái ra vào tỉnh Thái Bình, qua chốt kiểm soát dịch COVID-19 Triều Dương mà không cần thực hiện thủ tục phòng dịch, gây ảnh hưởng lớn đến công tác phòng, chống dịch.

(Theo Người Lao Động)

Phong tỏa tạm thời bệnh viện Phổi Thanh Hóa do có ca nhiễm COVID-19

Tối 28/8, thông tin từ Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa cho biết, cơ quan chức năng đã tiến hành phong tỏa bệnh viện Phổi Thanh Hóa, sau khi ghi nhận 1 nhân viên tại đây nhiễm COVID-19. Theo đó, bệnh viện sẽ tạm dừng tiếp nhận khám và điều trị các bệnh nhân không thuộc đối tượng được chẩn đoán xác định nhiễm SARS-CoV-2 hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 cho đến khi có thông báo mới.

Đối với các trường hợp cấp cứu, bệnh viện sẽ vẫn tiếp nhận và cấp cứu theo đúng quy định tại điều 36, điều 53 của Luật khám bệnh, chữa bệnh. Khi bệnh nhân đủ điều kiện chuyển tuyến, sẽ chuyển bệnh nhân đến cơ sở khám, chữa bệnh phù hợp với chuyên ngành để tiếp tục điều trị.

Trong thời gian tạm dừng, các bệnh nhân được chẩn đoán xác định bị lao, nghi ngờ nhiễm lao và có chỉ định chuyển tuyến, các cơ sở y tế tuyến huyện chuyển tuyến bệnh nhân đến bệnh viện 71 Trung ương.

Hiện, bệnh viện Phổi Thanh Hóa đang là nơi tiến hành cách ly và điều trị cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19 trên địa bàn tỉnh này.

Theo thông tin từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa, tối 28/8, trên địa bàn tiếp tục ghi nhận thêm 12 ca nhiễm COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm trong ngày lên thành 26 ca. Trong đó, có 1 ca mắc là nhân viên bệnh viện Phổi Thanh Hóa có địa chỉ thường trú tại xã Hoằng Thái, huyện Hoằng Hóa. Bệnh nhân có lịch trình di chuyển, tiếp xúc phức tạp, hiện chưa xác định được nguồn lây.

Liên quan ca bệnh này lực lượng chức năng đã phong tỏa tạm thời 1 cụm dân cư với 30 hộ dân ở thôn 1, xã Hoằng Thái, để khoanh vùng khống chế dịch. Đồng thời truy vết được 72 F1, trong đó có 20 F1 tại huyện Hoằng Hóa và 52 F1 tại Bệnh viện Phổi Thanh Hóa.

Trong 11 ca còn lại, có 9 ca liên quan đến ổ dịch COVID-19 tại huyện Nông Cống, 2 ca mắc COVID-19 trong khu cách ly của huyện Hà Trung và khu cách ly điều trị của Bệnh viện Phổi Thanh Hóa.

Lý do sở Công Thương Tp.HCM đề xuất cho shipper hoạt động lại

Chiều tối 28/8, UBND Tp. Hồ Chí Minh họp báo thường ngày về phòng chống COVID-19 tại địa phương. Ông Nguyễn Nguyên Phương, phó Giám đốc sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh cho biết, Tp. Thủ Đức đang thí điểm cho người dân đặt mua hàng hóa thiết yếu trên ứng dụng Grab và đại diện UBND phường sẽ giao hàng đến tận nhà.

Trong ngày 28/8, sở Công Thương Tp vừa có tham mưu, đề xuất cho UBND Tp. Hồ Chí Minh cho phép shipper (nhân viên giao hàng công nghệ) tham gia vận chuyển hàng hóa trong thời gian thành phố siết chặt giãn cách xã hội.

Giải thích về đề xuất này, lãnh đạo sở Công Thương Tp cho rằng, đội ngũ shipper chuyên nghiệp sử dụng ứng dụng công nghệ có lợi thế rất lớn trong vận chuyển, cung ứng hàng hóa thiết yếu. Lực lượng này có năng lực trong điều phối và tiếp nhận thông tin cũng như giao nhận hàng hóa.

Ông Nguyễn Nguyên Phương đánh giá: “Trong thời gian qua, shipper đã được tiêm vắc-xin. Họ cũng có ứng dụng (app) quản lý theo dõi lộ trình. Vì vậy, việc theo dõi, giám sát sẽ đơn giản và thuận lợi hơn rất nhiều”.

Ông Nguyễn Nguyên Phương, phó Giám đốc sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh.

Ông Nguyễn Nguyên Phương, phó Giám đốc sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh.

Đối với hoạt động đi chợ hộ người dân của tổ công tác đặc biệt (UBND phường xã, quân đội, công an…), ông Phương nhận xét, đây là việc hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ, chưa có kinh nghiệm.

“Trong lực lượng thực hiện có những tình nguyện viên không có kinh nghiệm đi chợ. Thậm chí vì thiếu người nên cả cán bộ hưu trí, tổ COVID-19 cộng đồng cũng được huy động”, ông Phương chỉ ra.

Có những người không rành về công nghệ nên việc đi chợ phải xử lý đơn đặt hàng qua giấy tờ, phải viết tay nên gặp khó khăn. Có trường hợp mang lương thực thực phẩm đến nhà người dân nhưng không liên hệ được nên mang về, hôm sau quay lại thì hàng bị hư hỏng.

Đại diện sở Công Thương Tp chỉ ra, trong thời gian tới, việc đi chợ hộ sẽ còn khó khăn hơn nữa khi số lượng lương thực thực phẩm mà người dân dự trữ từ trước giảm dần, phải tăng cường mua sắm thêm.

Chính vì vậy, đề xuất cho lực lượng shipper hoạt động trở lại sẽ là giải pháp cần thiết. Hiện tại, một số doanh nghiệp giao hàng như Tiki đã đăng ký tham gia nhiệm vụ này.

Ngoài ra, sở Công Thương Tp Hồ Chí Minh sẽ tính toán lại năng lực cung ứng của các điểm bán hàng. Một số địa phương có siêu thị có năng lực lớn nhưng chỉ cho phép cung ứng trong phạm vi 1-2 phường nên rất lãng phí.

Hiện nay, số lượng shipper đang hoạt động tại Tp. Hồ Chí Minh là 12.513 người, đang vận chuyển hàng hóa trong phạm vi 14 quận, huyện "vùng xanh".

Nếu đề xuất của sở Công Thương Tp được UBND Tp. Hồ Chí Minh chấp thuận, số lượng shipper sẽ được nâng quy mô lên khoảng 25.000 người và mở rộng phạm vi hoạt động.

Theo thống kê, Tp. Hồ Chí Minh có 17.449 shipper đã tiêm 1 mũi vắc-xin tính đến 0h ngày 28/8. Để đảm bảo an toàn chống dịch, các doanh nghiệp cung cấp ứng dụng shipper chịu trách nhiệm lập danh sách shipper đủ điều kiện gửi về sở, đưa vào dữ liệu để phục vụ cơ quan chức năng tra cứu trực tuyến khi cần thiết.

(Theo Người Đưa Tin)

                                  Nữ giáo viên mắc Covid-19 sau ngày tựu trường: Thêm 1 học sinh thành F0
Liên quan tới trường hợp nữ giáo viên mắc Covid-19 sau ngày tựu trường ở Thanh Hóa, trong chiều nay 28-8, thêm 1 học sinh lớp 1 đã trở thành F0) và một trường hợp khác trong diện nghi mắc.

Dịch COVID-19

K.T (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19