Nhờ nghề trồng hoa dâm bụt thành siêu phẩm bonsai, anh nông dân nghèo Huỳnh Văn Mến (Sa Đéc, Đồng Tháp) trở thành tỷ phú.
Dâm bụt là loài hoa dại phổ biến ở nước ta, có tên gọi khác là hoa râm bụt, bông bụp, hoa lồng đèn. Hoa dâm bụt tiếng anh là Hibiscus syriacus. Từ thành phố cho đến nông thôn, ở đâu cũng có thể dễ dàng bắt gặp những hàng hoa dâm bụt đỏ thắm, xanh tươi khoe sắc dưới ánh nắng. Thân thuộc là thế, nhưng ít ai biết được rằng, loại hoa mọc dại này lại có thể mang đến thu nhập đáng kể cho những nông dân ở các tỉnh miền Tây - nơi mà nghề trồng hoa dâm bụt bonsai nở rộ.
Điển hình như ông Nguyễn Văn Út (50 tuổi) - chủ vườn hoa kiểng Hưng Lợi thuộc ấp Đồng Quới, xã Tân Khánh Đông, TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Ông là người sở hữu siêu phẩm dâm bụt cổ thụ 60 năm tuổi được trả giá 100 triệu đồng nhưng không bán, từng nổi tiếng khắp các trang MXH.
Cây dâm bụt có giá 100 triệu đồng chưa bán của ông Nguyễn Văn Út.
Ông Út cho biết, cách đây mấy tháng trong một lần đi "săn" cây cảnh ở Vĩnh Long, ông thấy được chậu hoa dâm bụt có vẻ ngoài rất khác lạ. Không giống như cách mà người ta hay trồng hoa dâm bụt làm hàng rào trước nhà thì chậu hoa dâm bụt trên lại được tạo dáng, uốn nắn rất bắt mắt, nên ông quyết định mua chậu hoa này về tạo dáng. Sau vài tháng, cây hoa dâm bụt đã có hình thù trông y hệt chiếc dù vô cùng đẹp mắt. Du khách gần xa ghé tham quan đều rất thích thú và hỏi mua với giá “khủng" nhưng ông Út không chịu bán.
Dù không bán cây hoa dâm bụt quý nhưng ông Út lại nảy sinh ra một ý tưởng khá mới lạ: Kinh doanh những cây dâm bụt bonsai. Chưa phổ biến như một số cây cảnh khác song bonsai dâm bụt nếu có dáng thế đẹp, độc, lạ thì sẽ không thiếu khách hỏi mua. Nghĩ là làm, ông Út đi sang các tỉnh lân cận để tìm cây giống.
Dâm bụt dễ sống, dễ tạo dáng lại cho hoa đẹp mắt.
Thời gian đầu tìm gốc hoa dâm bụt khá khó khăn với ông Út, vì loại cây này vốn mọc dại, rễ mọc bám sâu vào đất nhưng lại không có phần gốc lớn vì những cây dâm bụt già sẽ bị chặt bỏ. Thế nhưng, nhờ chịu khó tìm kiếm mà ông Út kiếm được hơn 20 gốc dâm bụt ưng ý. “Đây có thể nói là yếu tố tạo nên độ vững chãi và mạnh mẽ cho cây, bộ rễ cây đẹp là bộ rễ chỉ lộ ra và lan tỏa trên mặt đất, không có những rễ chồng chéo nhau hay mọc từ sau ra trước”, ông chia sẻ.
Sau khi chọn được những cây giống hợp ý, ông Út bắt đầu công cuộc tạo dáng cho những cây dâm bụt. Một tác phẩm bonsai đẹp cần có sự cân đối về tổng thể của cây. Tán cây có thể điều chỉnh bằng cách uốn sửa các cây mọc cho phù hợp. Thường cành trong bonsai được phân bổ theo hình xoắn ốc, độ dài và độ nhỏ của cành nhỏ dần từ gốc đến ngọn: Cành gần gốc to hơn cành trên ngọn. Nắm bắt được điểm này, hơn 20 gốc dâm bụt giống được ông Út tạo dáng rất đẹp mắt, và khi cho vào chậu sẽ tạo nên một tác phẩm bonsai không hề kém cạnh bất kỳ một loại cây cảnh nào.
Đặc biệt, dâm bụt là loại cây rất dễ chăm sóc. Thời điểm gieo trồng cây hoa râm bụt là từ cuối mùa xuân đến đầu mùa hè. Đất trồng gồm hỗn hợp đất Akadama hạt nhỏ và đất mùn, người trồng có thể bón thêm phân cho cây. Cây ra hoa quanh năm, từng bông hoa đỏ (hoặc đủ màu sắc) rực rỡ. Chỉ cần trưng một chậu dâm bụt bonsai nhỏ trên bàn làm việc, cả không gian trở nên có sức sống hơn hẳn.
Siêu phẩm bonsai dâm bụt có giá 300 triệu đồng tại một hội chợ sinh vật cảnh.
Ông Út cho biết, dù trồng và tạo dáng không có rủi ro hay gặp khó khăn về kỹ thuật nhưng ở lứa đầu tiên, ông lo lắng liệu khách hàng có yêu thích và mua loại cây vốn mọc dại này về trưng trong nhà? Và rồi, khác xa so với những gì ông lo lắng, lứa dâm bụt đầu tiên chưa kịp nở hoa đã được khách hàng đặt trước, không đủ số lượng để bán.
Mỗi gốc như vậy, tùy theo kích thước mà ông Út đưa ra mức giá. Với gốc dâm bụt to, cho hoa nhiều, được đặt trong chậu vuông từ 0,5*1m2, ông Út bán với giá 1 triệu đồng, các chậu nhỏ có giá dao động từ 300.000 - 500.000 đồng tuỳ loại. Xuất bán hết lứa đầu tiên, ông Út triển khai thêm những lứa dâm bụt mới, có cả dâm bụt nhiều màu sắc, dâm bụt Thái… để đa dạng các mặt hàng. Vốn ít, lãi lại nhiều, loại cây mọc dại này khi “vào chậu", xuất bán mang lại cho ông Út nguồn thu nhập đáng kể.
Chậu dâm bụt cảnh.
Ông Út chia sẻ, cây dâm bụt cảnh cần được đặt ở nơi có đủ ánh nắng và thoáng gió, lượng ẩm vừa đủ. Cây lớn theo tháng năm nên cần đổi chậu. Thời gian thích hợp để đổi chậu là vào tháng 7. Mùa hè, cây sẽ sinh trưởng mạnh nên cần được đổi sang chậu trồng lớn hơn. Sau khi cắt tỉa, người trồng nên giữ lại 2 – 3 mấu tại đầu nhánh. Trước khi chuyển cây vào phòng, người chơi hoa nên cắt tỉa những nhánh dài. Người trồng nên đưa cây vào nhà khi nhiệt độ dưới 13 độ C vì cây không ưa thời tiết quá nóng hay quá lạnh.
Hỏi thăm mua một chậu dâm bụt bonsai trong vườn cây cảnh của ông Út, anh Mến (Long An) cho biết: “Đa số các cây cảnh có sắc xanh, nhưng cây dâm bụt lại nổi bật hơn hẳn. Khi tạo dáng cũng cho ra hình thù rất đẹp mà giá cả lại phải chăng. Chưa kể, ông chủ tiệm chia sẻ loại cây này rất dễ trồng, dễ uốn… nên tôi ưng ý ngay và muốn mua về chơi thử".
Nhiều diễn đàn mua-bán bonsai dâm bụt được lập ra, đây còn là nơi để những người yêu cây cảnh khoe những chậu dâm bụt cho tự tay họ tạo dáng. Tùy theo kích thước, dáng thế mà chúng có giá thành khác nhau.