CĐM kêu gọi ngừng ăn cá vẹt để bảo vệ môi trường: Những tiết lộ không phải ai cũng biết

HÀ ANH - Ngày 05/06/2022 06:00 AM (GMT+7)

Cá vẹt (hay còn gọi là cá mó) đang được cư dân mạng kêu gọi ngừng bắt và ăn loại cá này vì những lợi ích không ngờ mà loài vật nhỏ bé này đem lại cho môi trường biển.

Cá vẹt là cá gì, vì sao người trẻ kêu gọi nên hạn chế ăn?

Cá vẹt (còn có tên gọi khác là cá mó) có tên tiếng Anh là Parrotfish, chúng là một loại cá biển thường sống ở các rạn san hô nhiệt đới vùng nước nông của đại dương nhiệt đới, có một số loài sẽ sống ở các đại dương cận nhiệt đới. Chúng thuộc họ cá Scaridae và hiện nay có khoảng 80 loài cá vẹt được tìm thấy.

Cá vẹt được biết đến với vẻ ngoài sặc sỡ, bắt mắt, lớp vảy thường có màu xanh óng ánh và dày vì để bảo vệ chúng chống lại các cạnh sắc nhọn của san hô. Ở Việt Nam, số lượng loài cá mó được phát hiện là 43 loài, trong đó có 13 loài thường gặp.

Tảo biển và rạng san hô chết là món ăn khoái khẩu của cá vẹt.

Tảo biển và rạng san hô chết là món ăn khoái khẩu của cá vẹt.

CĐM kêu gọi ngừng ăn cá vẹt để bảo vệ môi trường: Những tiết lộ không phải ai cũng biết - 2

Cá vẹt với chiếc mỏ vẹt đặc biệt.

Cá vẹt với chiếc mỏ vẹt đặc biệt.

Có một điều kỳ lạ là loài cá này có thể chuyển đổi giới tính, nhiều con sinh ra là cái nhưng dần dần chuyển thành con đực. Loài cá này cũng có thể thay đổi màu sắc trong suốt vòng đời của chúng. Vậy nên ngay cả giữa những con đực, con cái và con non cùng loài cũng có thể có màu sắc khác nhau. Vào ban đêm, cá vẹt tiết ra một chất nhớt nhầy từ miệng bao quanh cơ thể để trốn tránh những kẻ săn mồi.

Bộ răng của chúng thường được ví cứng hơn vàng, bạc, nhô ra khỏi miệng. Mỗi con cá vẹt có khoảng 1.000 chiếc răng, sắp xếp trong 15 hàng, hợp nhất với nhau, tạo thành cái mỏ giống con vẹt nên được đặt tên là cá vẹt. Đặc điểm đặc biệt này khiến cá vẹt trở thành loại động vật vô cùng quan trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái. Nói một cách khác, đây là các "công nhân" chăm chỉ dọn vệ sinh trên rạn san hô ở vùng biển nhiệt đới.  

Hàm răng liền (như dạng mỏ vẹt) giúp chúng có khả năng cắn vỡ vỏ giáp xác và nghiền nát bộ xương san hô để hấp thu tảo bám và hỗ trợ tiêu hóa. Chưa kể, cá vẹt là nhóm cá chuyên ăn rong tảo và san hô chết. Bằng cách ăn tảo, chúng đã ngăn chặn được tình trạng tảo nở hoa gây nguy cơ tẩy trắng san hô và dẫn đến việc san hô bị chết. Khi cá vẹt ăn san hô chết, chúng sẽ tiêu hóa tất cả các phần dinh dưỡng có trên san hô và sau đó bài tiết dưới dạng cát.

Cá vẹt rất dễ mắc vào lưới.

Cá vẹt rất dễ mắc vào lưới.

Cá vẹt dành tới 90% thời gian trong ngày để gặm nhấm nền đáy, tạo cơ hội cho ấu trùng san hô định cư. Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia ngư học về cá rạn san hô thì mỗi cá thể cá vẹt sau khi ăn có thể thải ra tới 320kg cát mịn (có nguồn gốc từ xương san hô) trong 1 năm. Có thể nói, cát mịn tuyệt đẹp ở biển mà chúng ta thường thấy chính là nhờ một phần từ quá trình tiêu hóa của cá vẹt xanh.

Điều đáng tiếc là con người khai thác quá mức cho các mục đích thương mại. Các hình thức đánh bắt cá vẹt chủ yếu là bằng lưới bén, bẫy, xiên móc và súng điện… khiến số lượng cá vẹt giảm sút đáng kể.  Đặc biệt, những con cá lớn nhất và dễ mắc lưới nhất lại là những con đực. Điều này khiến loài cá này càng khó sinh sản hơn.

Tiến sĩ Ayana Elizabeth Johnson, Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu Waitt (một tổ chức phi lợi nhuận khôi phục lại các rạn san hô và thủy sản có trụ sở tại Washington, Mỹ), cho biết: "Điều số 1 chúng ta có thể làm để đảm bảo sự sống cho các rạn san hô chính là bảo vệ cá vẹt".

Tại một số quốc gia, việc mua, bán hoặc đánh bắt cá vẹt được coi là phạm pháp như ở Barbuda, một quốc đảo tại vùng biển Caribe. Chính quyền địa phương đã thông qua một đạo luật nhằm bảo vệ loài động vật biển này. Đảo Barbuda đã thông qua một đạo luật bảo vệ loài cá vẹt. Theo đó, việc đánh bắt, mua, bán hoặc sở hữu cá vẹt là bất hợp pháp trên hòn đảo này. Bên cạnh đó, 33% khu vực ven biển đã được bảo vệ trong các khu bảo tồn biển và việc sử dụng lưới trên các rạn san hô bị cấm. 

CĐM Việt Nam kêu gọi không ăn cá vẹt góp phần cứu môi trường biển

Tuy nhiên ở Việt Nam, việc đánh bắt loài cá này vẫn được xem là bình thường. Mới đây, nhân ngày Môi trường Thế giới, trên MXH, nhiều thành viên chia sẻ lại việc không nên ăn và bắt cá vẹt. Chỉ sau khoảng thời gian ngắn, lời kêu gọi thu hút sự quan tâm đặc biệt, trong đó có cả giới chuyên môn. 

CĐM kêu gọi ngừng ăn cá vẹt để bảo vệ môi trường: Những tiết lộ không phải ai cũng biết - 5

Cá vẹt được bán tràn lan ngoài chợ.

Cá vẹt được bán tràn lan ngoài chợ.

“Xin hãy nói không với việc bắt cá vẹt. Chúng ta cũng không mua cá vẹt để chúng không bị đánh bắt nữa" - Chia sẻ từ Facebook của Ngọc Hùng Hoàng.

“Có những lý do quan trọng tại sao chúng ta không nên ăn chúng và chúng ta nên giáo dục ngư dân ngừng bắt những con cá xinh đẹp này! Xin hãy tha cho chúng... đại dương cần chúng tái sinh.

Bởi vì:

1. Có rất nhiều cá để bạn có thể bắt được ở biển.

2. Cá vẹt ăn tảo, rong nhưng đặc biệt là ăn san hô chết để thải ra cát mịn. Chúng dành tới 90% thời gian trong ngày để ăn. Nói cách khác, chúng làm sạch rạn san hô. Điều này rất quan trọng vì hầu hết các rạn san hô trên khắp vùng nhiệt đới đang bị tảo làm mờ đi vì không có đủ cá vẹt và các loại cá ăn thực vật biển khác. Khi ghé thăm quan và mua hải sản tại các chợ hải sản trong mùa du lịch biển nếu có nhìn thấy loại cá vẹt nhiều màu sắc thì bạn tuyệt đối đừng mua nhé”, Phạm Hùng cho hay

Về vấn đề này, PGS, TS Nguyễn Văn Quân - Nghiên cứu viên Cao cấp Viện Tài nguyên và Môi trường Biển (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) từng chia sẻ: “Để bảo vệ các loài sinh vật biển nói chung và cá vẹt nói riêng cần phải nâng cao nhận thức của ngư dân và nhà quản lý về vai trò của cá Vẹt đối với sự tồn tại của hệ sinh thái rạn san hô.

Chúng ta cần gia tăng hiệu lực thực thi pháp luật đối với việc hạn chế tối đa đánh bắt cá trộm và khai thác quá mức ở các bãi đẻ, bãi kiếm ăn của cá vẹt trong phạm vi các khu bảo tồn biển là giải pháp ưu tiên nhằm góp phần tạo ra hiệu ứng tràn, bổ sung nguồn ra vùng nước liền kề - nơi mà các quần thể đàn cá tự nhiên đang bị khai thác nguồn lợi ở mức độ cạn kiệt".

Ngày Môi trường Thế giới (hay còn gọi là ngày Bảo vệ môi trường) có tên tiếng Anh là World Environment Day, là ngày người dân trên toàn thế giới cùng tham gia các hoạt động khác nhau do tổ chức UNEP tổ chức để bảo vệ môi trường và chăm sóc cho Trái đất của chúng ta ngày một xanh - sạch - đẹp hơn. Ngày 5/6 được chọn là ngày Môi trường Thế giới.

Mục đích và ý nghĩa của Ngày Môi trường Thế giới chính là nâng cao nhận thức của mọi người trên toàn thế giới về tầm quan trọng của môi trường, đồng thời khuyến khích mọi người tích cực bảo vệ môi trường. Đặc biệt, mỗi năm Ngày Môi trường Thế giới sẽ lại có một chủ đề riêng để hưởng ứng. Năm 2022, thông điệp của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc nhân Ngày Môi trường thế giới có với chủ đề: “Chỉ Một Trái đất”.

Lồng đèn gáo dừa cháy hàng Trung thu 2019: 2.300 chiếc vẫn không đủ bán
Một Trung thu không mua đồ chơi nhựa cho con là điều chị em hướng tới trong mùa Tết trông Trăng năm nay.

Tết Trung Thu

HÀ ANH (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h