Chàng trai mang di vật mẹ để lại lên thẩm định. Các chuyên gia xác định đó là đồ thật và lập tức thắc mắc về tổ tiên của anh.
Ngày nay, nhiều người ở Trung Quốc thích sưu tầm đổ cổ. Tuy nhiên, do khả năng nhận diện chưa tốt, kiến thức còn eo hẹp nên một số người đã bịa lừa, mua phải đồ giả với giá đắt cắt cổ. Các chương trình thẩm định kho báu cũng vì vậy mà ra đời. Có nhiều tình huống bất ngờ xảy ra khi mọi người đưa đồ cổ mình sở hữu đến nhờ các chuyên gia định giá.
Mới đây, một chàng trai trẻ mang đến chương trình thẩm định một chiếc áo choàng có hình rồng, là đồ vật gia truyền của gia đình anh. Ban đầu, chàng trai không biết gia đình mình lại có vật quý như vậy. Vì đây là chiếc áo choàng được tặng nên anh không biết nguồn gốc từ đâu. Anh luôn có một sự nghi ngờ về nguồn gốc của chiếc áo này và cho rằng một người bình thường khó sở hữu một vật như vậy. Vì thế, anh đã lén mang chiếc áo đến chương trình thẩm định, nhờ các chuyên gia định giá.
Chiếc áo choàng rồng này là di vật của mẹ anh để lại, vì không biết giá trị thực sự của nó nên chàng trai mang tới chương trình thẩm định nhờ các chuyên gia định giá.
Chàng trai tỏ ra rất lo lắng về tính xác thực của chiếc áo choàng khi có một vị chuyên gia cầm lên ngắm nghía. Anh cảm thấy đây có thể là hàng thật nhưng anh ta không chắc chắn nên mới cần đến ý kiến của các chuyên gia.
Khán giả phía dưới cũng bàn tán rất nhiều. Có khán giả nhận định có thể đây là hàng thật. Nhưng nếu đó là món đồ cổ quý giá như vậy thì nên giao lại làm di sản văn hóa quốc gia. Số ít khán giả lại nhận định một gia đình bình thường không thể có chiếc áo choàng thật được, chắc chắn đó là giả.
Các chuyên gia không để ý tới lời bán tán của khán giả. Một người cầm chiếc áo lên và bắt đầu cẩn thận xác thực nó. Sau khi được các chuyên gia nghiên cứu và thảo luận, họ xác định đây thực sự là bảo bối. Chuyên gia cũng rất tò mò về nguồn gốc của chiếc áo choàng rồng nên đã hỏi chàng trai tổ tiên của anh ta là ai. Chuyên gia cho rằng đây thực sự là chiếc áo choàng từ thời nhà Thanh và chỉ có người trong gia đình hoàng gia mới được mặc. Các chuyên gia suy đoán rằng, tổ tiên của chàng trai trẻ có thể là người hoàng gia. Hay anh ta có quan hệ gì đó với hoàng gia.
Sau khi cầm chiếc áo choàng lên và quan sát cẩn thận, các chuyên gia bất ngờ khi đây thực sự là chiếc áo choàng từ thời nhà Thanh và chỉ có người trong gia đình hoàng gia mới được mặc.
Chàng trai trẻ suy nghĩ kỹ rồi trả lời, tổ tiên của anh ta không có ai làm quan to và có lẽ không có mối quan hệ nào với hoàng gia. Còn từ thời xa xưa thì anh không nắm được. Vậy chiếc áo choàng này có nguồn gốc như thế nào?
Các chuyên gia suy đoán rằng tổ tiên của tràng trai có thể là người thích sưu tầm đồ cổ và đã bỏ ra rất nhiều tiền để mua chiếc áo choàng rồng này rồi mang nó về nhà. Nó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nên đã trở thành vật gia truyền.
Tuy nhiên chàng trai không đồng ý với lập luận của chuyên gia vì anh ta chưa bao giờ biết đến sự tồn tại của chiếc áo choàng này. Mẹ anh cũng chưa bao giờ nói với anh về món đồ giá trị đó. Trong số dị vật mẹ để lại trước khi mất, chỉ có chiếc áo choàng rồng này và không có món nào khác, vì vậy anh rất hoang mang. Sau đó chuyên gia nói, tổ tiên của chàng trai có thể đã lấy món đồ này từ các thành viên trong hoàng tộc thời xưa và có được nó.
Tuy vậy, đó chỉ là lời suy đoán của các chuyên gia. Chỉ có một sự thật rằng chiếc áo choàng này là hàng thật dù có một số phần hư hỏng, ảnh hưởng đến giá trị của nó.
Vì đây là di vật do mẹ để lại nên chàng trai đã cất giữ rất cẩn thận. Nhưng các chuyên gia cho rằng cậu nên giao lại cho nhà nước, làm vật trưng bày giá trị văn hóa cổ.