Chồng mua một cặp bình có giá trị lớn, người vợ lo lắng mua phải hàng giả nên đã mang đi nhờ các chuyên gia thẩm định định giá.
Cuộc sống hiện đại khiến con người ngày càng có nhiều sở thích hơn. Có người thích thể thao, có người thích du lịch, có người thích sưu tầm đồ cổ. Việc sưu tầm đồ cổ không phải người bình thường có thể làm được. Đồ cổ là món hàng xa xỉ, phải là người có tiền và có sự am hiểu mới dám mạo hiểu sưu tầm món đồ này.
Nhiều người có tiền nhưng lại không có sự am hiểu dẫn tới việc mua nhầm đồ cổ giả. Có người lại bỏ ra số tiền rất ít nhưng may mắn mua được món đồ cổ thật, có giá trị lớn. Chuyện như vậy không hiếm. Và một câu chuyện của cặp vợ chồng mới đây trong một buổi thẩm định đồ cổ khiến dư luận chú ý.
Người phụ nữ mang 2 chiếc bình vỡ chồng mua đến tham gia chương trình thẩm định
Trong chương trình, người phụ nữ chia sẻ, cô xin tiền chồng mua một căn nhà nhỏ giá rẻ. Nhưng chồng cô nói không có tiền vì anh đã dùng tiền mua đồ cổ. Tất nhiên, khi biết chuyện, người vợ rất tức giận.
Người vợ hiện đang mang bầu và rất mong có một căn nhà mới cho con ở. Dù không mua nhà cô cũng có thể dùng tiền đó để chăm sóc con cái, mua sữa, mua đồ dùng cho con. Người phụ nữ đang mang bầu mang món đồ cổ của chồng đến chương trình thẩm định. Cô muốn biết xem chồng có mua phải món đồ giả hay không. Liệu có phải cô đã mất tiền oan và hi vọng chuyên gia giúp cô lý giải.
Cô cho biết sau khi biết chồng dốc hết tiền mua 2 chiếc bình này, cô đã rất tức giận
Người phụ nữ nói: "Chồng tôi nói rằng, anh đã bỏ ra 120.000 tệ (khoảng 408 triệu đồng) để mua cặp bình này. Tôi thực sự rất buồn. Mọi kế hoạch của tôi đều đổ bể".
Sau khi xem cặp bình, người dẫn chương trình nói: "Bạn yên tâm đi, sau cơn mưa trời lại sáng. Bạn có đánh giá gì về 2 chiếc bình này không?". Người phụ nữ nói: "Tôi cảm thấy rất tiếc tiền. Không biết tôi có thể đổi nó lấy sữa bột cho con tôi được không?"
Sau khi xem xét, chuyên gia cho biết: "Thật ra, tên của cặp bình này có liên quan đến hai ký tự khắc trên đó. Chúng có tên là "phúc thọ bình". "Phúc thọ bình" được sản xuất lần đầu tiên vào thời nhà Minh. Chúng ta có thể nhìn ở phần đáy của nó, có một đốm trắng. Nếu đốm trắng này nằm ở dưới đáy thì là hàng thật. Còn nếu nó nằm ở trên bề mặt của chiếc bình thì đó là hàng giả. Và cặp bình này đích thị là hàng thật, từ thời nhà Minh", vị chuyên gia nói. Tuy nhiên chuyên gia cũng khẳng định cặp bình này chỉ có giá 60.000 tệ (khoảng 204 triệu đồng).
Sau khi nghe chuyên gia định giá, cô đã tươi hơn hẳn
Món đồ này vẫn có giá trị nếu bán đi
Cô vợ cảm thấy thở phào vì cuối cùng món đồ cô lo lắng cũng là hàng thật. Chồng của cô thật ra cũng có sự am hiểu về đồ cổ và mua được món đồ từ thời nhà Minh. Món đồ này vẫn có giá trị nếu bán đi. Và việc đó đồng nghĩa rằng, người phụ nữ vẫn có thể dùng tiền đó để lo chăm sóc con cái.
Chuyên gia cũng cho rằng nhiều người dốc toàn bộ tài sản để sưu tầm đồ cổ nhưng lại mua phải đồ cổ giả khiến họ mất trắng, kệt quệ. Vậy nên việc sưu tầm đồ cổ cần nhất là có kiến thức, sự am hiểu. Đừng mạo hiểm sưu tầm khi chưa có kiến thức về đồ cổ.
Sau đó người phụ nữ mang đồ cổ về nhà. Không biết cô có ý định bán món đồ đó đi lấy tiền mua sữa cho con như lời cô nói hay sẽ giữ làm kỷ niệm, giúp chồng thỏa đam mê sưu tầm đồ cổ.